Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tôi không nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”, cũng không nói rằng Tịnh Độ Di Lặc không bằng Tịnh Độ Di Đà

Chư vị đồng học nếu thật sự yêu mến tôi, phải giữ trật tự! không cần đích thân đến gặp tôi một lần... - HT Tịnh Không
Đọc kinh, nghe giảng có thể giúp chúng ta nhìn thấu, buông xả, giúp chúng ta hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, nói một cách khác, hiểu rõ chân tướng đời này của chính mình đến với thế gian này. Nếu có thể triệt để hiểu rõ đời sống một đời này của chúng ta cũng như hoàn cảnh xung quanh mà chúng ta gặp phải, tự nhiên liền sẽ buông xả. Đức Thế Tôn đã hết lòng hết dạ giảng 49 năm, lúc nào cũng nhắc nhở nhưng chúng ta hiện nay đã mê quá sâu rồi. Không ngừng nhắc nhở, chính là hi vọng có một ngày chúng ta có thể bỗng nhiên hiểu ra, biết được chính mình đến thế gian là để nhận quả báo.
Trong cuộc sống thường ngày, hết sức tránh nói lời thừa xen tạp, lúc đàm luận với người thì đàm đạo, lúc không có người cùng nói chuyện thì đọc kinh. Đây chính là tích công bồi đức. Chúng ta không chỉ dùng lễ để đối đãi với các tông giáo khác mà đối với đồng tu học Phật cũng phải lễ mạo. Các pháp môn tu học của mọi người không giống nhau (mọi người tu học các pháp môn không giống nhau), nhất định phải tôn trọng lẫn nhau, không được phá hoại lẫn nhau. Nếu phá hoại lẫn nhau, dù công phu tu học tốt đến đâu vẫn là đọa ba đường chịu quả báo. Có câu nói “thà động nước ngàn sông, không động tâm người tu niệm”, phá hoại tâm đạo của người khác, trong bất tri bất giác phạm vào tội “phá hòa hợp tăng”, quả báo ở nơi địa ngục A Tì.
Ví dụ chúng ta đến đạo tràng Thiền Tông, khuyên họ niệm A Di Đà Phật, tự cho là có công đức, thật ra đã phạm vào lỗi lầm rất lớn. Người ta tham thiền mấy chục năm sắp thành tựu rồi, bạn đến phá hoại, đây là tạo tội nghiệp. Người biết được đạo lý này không nhiều. Cho nên phần nhiều đạo tràng không dám tùy tiện thỉnh pháp sư, đại đức đến giảng kinh thuyết pháp, chính là sợ họ không hiểu quy củ, ngược lại tạo tội nghiệp. Không luận là bất cứ tông phái nào, chỉ cần là pháp sư chân thật hiểu rõ quy củ, mời ông ấy đến giảng kinh nói pháp, đối với đại chúng nhất định có lợi ích. Pháp sư chân thật hiểu được quy củ mới tán thán đạo tràng của người khác, tán thán pháp môn mà người khác đã tu, tán thán thiện tri thức dẫn đạo họ (thiện tri thức chỉ đạo của họ).
Năm 1977, tôi giảng kinh tại Hồng Kông, pháp sư Thánh Nhất ở núi Đại Tự ngày ngày đến nghe kinh, nghe rất hoan hỉ, thế là mời tôi đến chùa Bảo Liên để thăm viếng. Đây là một đạo tràng Thiền Tông, mỗi ngày có hơn 40 người ngồi thiền, còn có mấy vị xuất gia người nước ngoài, rất là khó được (vô cùng hiếm có).
Tôi ở trong Thiền đường giảng khai thị, từ đầu đến cuối không hề nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”.
Tôi tán thán đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm, tán thán pháp sư Thánh Nhất là vị chân thiện tri thức, tán thán đại chúng là một đoàn thể hòa hợp tăng (là một tăng đoàn hòa hợp) Cho nên pháp sư Thánh Nhất mới dám mời tôi đến giảng kinh. Ông biết được tôi hiểu quy củ, sẽ không thể phá hoại đạo tràng, sẽ làm tăng thêm niềm tin của tín chúng đối với pháp môn và lão sư.
Năm 1987, tôi lần đầu đến Singapore giảng kinh. Pháp sư Diễn Bồi mời tôi đến đạo tràng của ông ấy vì tín chúng giảng khai thị. Pháp sư Diễn Bồi là tu Tịnh Độ Di Lặc, cho nên tôi tán thán Tịnh Độ Di Lặc, tán thán đạo tràng của họ, tán thán pháp sư. Tôi không nhắc đến một câu “A Di Đà Phật”, cũng không nói rằng Tịnh Độ Di Lặc không bằng Tịnh Độ Di Đà.
A Di Đà Phật.
Pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
Cung kính trích: TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ GIA NGÔN LỤC.
CHƯƠNG 2 BÀI 6 – BÀN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH.
Buổi 62 ngày 11/08/2023
Nguồn: ph.tinhtong.vn
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *