Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tán thán An Sĩ Toàn Thư

Tán thán An Sĩ Toàn Thư
Phật xuất thế, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, ân đức lớn nhất đối với nhân gian là gì? Đó không phải là thân giáo, vì thân giáo thì khi Ngài nhập diệt rồi, thân giáo sẽ không còn nữa. Chỉ có người đương thời mới đạt được lợi ích, còn hậu thế sẽ không hưởng được lợi ích đó. Tôi nói cho chư vị nghe, đó chính là ngôn giáo. Kinh điển lưu truyền cho hậu thế, đời đời kiếp kiếp đều có thể thấy được, đều có thể đọc được. Đây là công đức số một khi Chư Phật Bồ Tát xuất thế.
Năm xưa khi ngài Ấn Quang Đại Sư còn tại thế, ngài thị hiện cho chúng ta, suốt đời ngài đem toàn bộ đồ cúng dường cho tứ chúng đồng tu để lưu thông pháp bảo, đem ấn tống kinh sách hết, chủ yếu là kinh sách, thứ đến là sách thiện, khuyên làm thiện. Trong đó sách khuyên làm thiện, Ngài in nhiều nhất. Ba loại sách Ngài in: loại thứ nhất là “ Liễu Phàm Tứ Huấn”, loại thứ hai là “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên”, loại thứ ba là “An Sĩ Toàn Thư”.
Năm 1977, lần đầu tiên tôi giảng kinh tại Hồng Kông. Nhận lời mời của những pháp sư xuất gia và cư sĩ Hồng Kông đến Hồng Kông giảng “Kinh Lăng Nghiêm”. Lần đó tôi ở lại Hồng Kông bốn tháng, ở lại tại thư viện Trung Hoa Phật Giáo của Pháp Sư Đàm Hư. Ở đây lưu giữ tương đối hoàn chỉnh sách thiện và kinh luận của Hoằng Hóa Xã xuất bản. Chính là kinh sách của Ngài Ấn Quang in ấn. Thầy giáo của tôi Lão cư sĩ Lý Bính Nam là học trò của Pháp Sư Ấn Quang. Cho nên chúng tôi với Pháp Sư Ấn Quang có mối liên hệ, có được mối quan hệ thân mật với nhau. Có cảm tình sâu đậm với Pháp Sư Ấn Quang, cho nên đối với kinh sách của Hoằng Hóa xã cũng đặc biệt có cảm tình. Tôi cẩn thận lật mở những kinh sách này. Nhìn thấy trong trang bản quyền có in ba loại sách này. Tôi thống kê sơ bộ chúng lại, được hơn 3 triệu quyển. Vào thời đại đó với số lượng sách lớn như vậy, chúng tôi đều sững sờ. Vì sao Pháp Sư Ấn Quang in ba loại sách này nhiều đến vậy? Vào thời đại những năm 1977, lòng người thuần hậu, lòng lương thiện so với lòng người bây giờ lớn hơn rất là nhiều.
Lúc Pháp Sư Ấn Quang còn tại thế là thời kỳ kháng chiến, lòng người càng thuần hậu, chất phác. Ba loại sách này Pháp Sư Ấn Quang lại in nhiều như vậy, chúng ta không hiểu được dụng ý của Ngài. Bây giờ tôi hoàn toàn hiểu rõ, khuyên người làm thiện là cứu độ nhân thế. Ba loại sách này tuy không phải là kinh sách Phật giáo nhưng nó là gốc rễ của Phật Pháp. Ba loại sách này đều chú trọng đến vấn đề Nhân quả. “ Liễu Phàm Tứ Huấn” nói về nhân quả, làm thiện được quả bảo thiện, làm ác chịu quả báo ác. “Cảm Ứng Thiên” hoàn toàn nói về nhân quả. “An Sĩ Toàn Thư” cũng không ngoại lệ. Một nửa trước “ Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn”, phần sau là “Vạn Thiện Tiên Tư”, khuyên không nên sát sanh, nói về nhân quả của giới giết hại. “ Dục Hải Hồi Cuồng” nói về nhân quả của tà dâm. Thiên cuối cùng số lượng không nhiều, nói về “Tây Quy Trực Chỉ”, khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
Pháp Sư Ấn Quang tán thán “An Sĩ Toàn Thư”, sách do cư sĩ Chu An Sĩ biên tập được xưng là sách hiếm đệ nhất trong một trăm năm cận đại. Điều kỳ tích này là hiếm có khó được. Thông thường người tại gia học Phật có thể nương theo bộ kinh này mà học tập. Nhất định sẽ tiêu trừ nghiệp chướng, nhất định sẽ tăng trưởng phước huệ, nhất định sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.
Lúc tôi mới học Phật, thích đọc sách, đọc không mệt mỏi, sau khi thư viện Hoa Tạng thành lập, chúng tôi đã ấn tống một số lượng lớn ba loại sách này. Chúng ta thấy năm xưa Đại Sư Ấn Quang còn tại thế đã lần lượt in tổng cộng ba triệu quyển. Tôi trở về Đài Loan đã in ba loại sách này mỗi loại 50.000 quyển. Hơn nữa ba loại sách này tôi đều giảng qua. Các bạn học Phật thường nên nhớ “kiến hiền tư tề”, nhìn thấy người tốt việc tốt, nhất định phải học tập, phải làm theo. Thấy người ác, việc ác nhất định phải tránh xa, không nên để trong lòng, cũng không cần bàn luận về điều đó.
Người học Phật phải bỏ ác làm lành. Giúp những người làm những việc bất thiện, tạo tác nghiệp chướng biết quay đầu, điều này rất quan trọng! Anh ta làm việc sai trái, anh ta sẽ chịu một số quả báo, chịu khổ. Chỉ cần họ có thể sám hối, biết mình sai rồi, thì chúng ta nên giúp đỡ họ.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 332)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *