Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Niệm Phật không tự ti, không ngạo mạn

Một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng
Đối với thiện căn của chính mình, cần sanh niềm tin. Không hoài nghi một chút nào. Đây là lời nói của Phật Bồ Tát đối với chúng ta. Câu tiếp theo đây, cũng không cống cao. Cống cao là ngạo mạn, phía trước thì nói không có cảm thấy tự ti. Còn câu này là nói không có ngạo mạn. Tin rõ Phật trí, tâm Phật chúng sanh tam vô sai biệt. Là dựa vào niềm tin này, để tiếp nhận dạy bảo của Như Lai trong “Kinh Vô Lượng Thọ”. Thì đó là đệ tử bậc nhất. Niệm Lão trích dẫn Tiểu Kinh. Tiểu Kinh là Kinh A Di Đà, Đại Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ, Tông chỉ của hai bộ Kinh này hoàn toàn giống nhau. Cho nên xưng là Đại Kinh và Tiểu Kinh. Bản Kinh khắc đá qua sáu triều đại có mấy chữ này. Mà trong bản của Ngài Cưu Ma La Thập dịch không có. Do vì xưng danh như vậy, tức là nhiều “Thiện căn, Phước đức, Nhân duyên”. Có mấy chữ như vậy. Đó đều là thành tựu thiện căn. Bất kể là Đại bản hay Tiểu bản, Thường xuyên đọc tụng thì thành tựu thiện căn. Tất cả đều tăng lên. Tịnh niệm liên tục, tinh tấn không ngừng, nên các thiện căn đều được tăng thêm. Đích thật bộ Kinh này tán thán đến mức không hơn được nữa, quá hay rồi! Giúp đỡ tất cả thiện căn của quý vị đều được phát triển thuận lợi. Sách A Di Đà Yếu giải nói: Cõi Đồng Cư Tịnh Độ là cảm được của tăng thượng thiện nghiệp. Đó là lời nói của Đại Sư Ngẫu Ích. Đại Sư Ngẫu Ích chú giải cho Kinh A Di Đà, tên bộ sách đó gọi là Yếu Giải. A Di Đà Kinh Yếu Giải, là của Đại sư Ngẫu Ích. Cõi Đồng Cư Tịnh Độ là cõi thấp nhất của Thế giới Cực Lạc.
Điều này từ đâu đến? Là sở cảm của tăng thượng thiện nghiệp.Chúng ta niệm Phật không tự ti, không ngạo mạn, nghiêm túc học tập, đó chính là tăng thượng thiện nghiệp. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc đích thực là sự thành tựu từ 48 nguyện của A Di Đà Phật. Chúng ta có tăng thượng thiện nghiệp và đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với A Di Đà Phật. Cho nên, tự tự nhiên nhiên cảm được “Cõi Đồng Cư Tịnh Độ”. Bởi niệm niệm chính là Phật, là Thân Nhân Duyên của thành Phật. Lời nói này quan trọng, Niệm Phật là Thân Nhân Duyên của thành Phật. Nhân thứ nhất này, là nhân quan trọng nhất. “Quý vị dựa vào điều gì để thành Phật? Tôi dựa vào tôi niệm Phật thành Phật. Niệm Phật thành Phật là do A Di Đà Phật thuyết, là do Chư Phật Như Lai thuyết. Nhất định không phải là lời giả. Đó là Thân Nhân Duyên. Tịnh niệm liên tiếp, chính là Đẳng Vô Gián Duyên. Tôi niệm Phật từng câu từng câu không gián đoạn, trừ lúc ban đêm đã ngủ thiếp rồi, sau khi tỉnh lại thì Phật hiệu lại tiếp tục, không nên để cho gián đoạn, mà cần tịnh niệm liên tiếp. Đó là gì? Là “Đẳng Vô Gián Duyên ”. Ngay trong khi không có gián cách, không có gián đoạn, câu này tiếp nối câu kia, vậy mới được. Thì Chư Phật tôn trọng quý vị. Đẳng Vô Gián Duyên, “Đẳng” là bình đẳng, không có gián đoạn. Dùng Phật hiệu làm cảnh sở duyên, chính là “Sở Duyên Duyên “. Bốn duyên sanh Pháp. Nói “Tăng Thượng Duyên “, tổng nhiếp ba duyên trước, có lực dụng lớn. Lực dụng lớn này, giúp chúng ta vãng sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Nên biết rằng người ấy chẳng phải là Tiểu Thừa.
Chẳng những không phải là Tiểu Thừa. Người ấy, là người nhất tâm niệm Phật đã nói ở trước. Ở đời bao nhiêu người chê cười niệm Phật là “Tự Liễu Hán”, coi thường niệm Phật. Trì giới, học Kinh giáo, học Thiền, thật sự có rất nhiều người cho rằng niệm Phật là Tự Liễu Hán, không phải là Bồ Tát. Tự Liễu chính là Tiểu Thừa. Chỉ lo cho bản thân, không lo cho người khác. Không biết rằng: Chính mỗi người tự niệm Phật, cũng độ rất nhiều người. Họ độ như thế nào? Họ làm tấm gương cho quý vị thấy, chỉ một câu Phật hiệu, quý vị thấy họ vãng sanh rất tự tại, sống ở thế gian rất bình thường, nhưng vãng sanh tướng lành vô cùng hiếm có. Những người đó đã sơ suất đối với ý nghĩa của Phật, không có lãnh hội được thật sự, là do chưa hiểu ý của Phật. Chính từ kim khẩu Đức Thế Tôn tuyên bố. Chính do Thích Ca Mâu Ni Phật nói, chứ không phải do người khác nói. Những người như vậy chẳng phải Tiểu Thừa. Biển nguyện Nhất Thừa Di Đà, đều ban cho xe trâu trắng lớn, chỉ có Pháp Nhất Thừa, nào có hai ba thừa. Câu chuyện xe trâu trắng lớn ở trong “Kinh Pháp Hoa”, phương tiện giao thông thời xưa, xe trâu trắng lớn chính là xe ngựa, có trọng tải lớn, ngồi được nhiều người. Như xe dê, xe hươu chỉ có thể chở một người. Nếu mà hai người ngồi thì nó không di chuyển được. Cho nên xe ngựa là phương tiện giao thông tốt nhất, giống như nói rằng Pháp Môn Tịnh Tông là xe trâu trắng lớn, Đức Di Đà, Đức Thích Ca ban cho chúng ta. Chúng ta nên tiếp nhận, chúng ta nên ngồi xe, phải nghiêm túc tu học. Di Đà thật sự là biển nguyện Nhất Thừa. Cho nên nói chẳng phải Tiểu Thừa.
Phật lại khen ngợi người niệm Phật như thế, ở trong Pháp của ta, được gọi là đệ tử bậc nhất. Vì sao vậy? Câu hỏi này là tại vì sao. Bởi vì “Pháp Môn Niệm Phật” là tối thắng bậc nhất. Nhưng mà Pháp môn này khó tin, vì là khó tin bậc nhất. Khó tin mà quý vị có thể tin, quý vị gặp được chính là Pháp môn bậc nhất của Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo, Pháp môn bậc nhất là mang tính bảo đảm, bảo đảm quý vị không thất bại, quý vị không bằng lòng tiếp nhận thì không có cách nào khác. Cho nên là Pháp dễ hành khó tin. Tiếp theo đó là câu “vì sao vậy?” Bởi “Pháp Môn Niệm Phật” tối thắng bậc nhất, khó tin bậc nhất. có thể sanh thật tín, thật tín là thật sự tin, như giáo mà phụng hành, nên xưng là bậc nhất. Đệ tử bậc nhất của Như Lai dễ dàng, không khó làm, không khó làm mà không chịu làm. Vậy làm sao đây? Chỉ có thể nói là nghiệp chướng sâu nặng. Câu nói này là lời thật, không phải giả đâu.
Trích lục : Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú Lần Thứ 04. Năm 2014 – Tập 480.
Chủ Giảng : HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *