Tịnh Độ

Sự mầu nhiệm của niệm Phật

Chỉ Phật mới hiểu Phật
Người niệm Phật khi đạt tới bất niệm tự niệm sâu, vọng niệm ít khởi, thỉnh thoảng vẫn có khởi nhưng vừa khởi lên liền tự dứt, đây là điều vi diệu độc đáo nhất của Pháp môn niệm Phật. Người xưa nói: Một niệm lành niệm mãi trong tâm, tâm sẽ trọn lành. Kinh nói: niệm Phật một câu phước đức vô lượng,nay ngày đêm chúng ta niệm ba ngàn, năm ngàn, một vạn, mười vạn,ba mươi vạn câu vậy thì phước đức biết bao nhiêu mà kể cho hết. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Tâm làm Phật, tâm là Phật. Ngẫu Ích Đại Sư nói: Mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng là Phật rồi, vậy thì tâm ta đang là Phật, quyết định tâm ta phải làm Phật. Kinh niệm Phật Ba La Mật dạy: muốn vãng sanh Cực Lạc chỉ cần xưng danh hiệu Phật là đủ vì danh hiệu chính là biểu tượng của Pháp thân. Cho nên niệm danh hiệu chính là niệm Pháp thân vậy. Pháp sư Tịnh Không nói: A Di Đà Phật là Bổn danh, tức tên chung tên gốc của tất cả Pháp giới Chư Phật,danh hiệu của từng Vị trong Pháp giới Chư Phật là biệt hiệu của các Ngài, A Di Đà Phật là Bổn danh của các Ngài nên gọi là Pháp giới tạng thân. Tuyết Hư lão nhân nói: Một câu A Di Đà Phật là Pháp giới tạng thân bao gồm cả thập phương tam thế Chư Phật, một câu Nam Mô A Di Đà Phật bao trùm cả 12 loại bộ Kinh điển, chỉ riêng chữ A đã bao gồm toàn bộ giáo Pháp của Tam tạng. Sáu chữ hồng danh là vua của các chú, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật là chữ bí mật chẳng phiên dịch, cả sáu chữ đều chẳng phải là tiếng Trung Hoa, Pháp này cao tột thù thắng hơn trì tụng bất cứ chú ngữ nào khác.Ngẫu Ích Đại Sư nói: A Di Đà Phật là một danh hiệu lớn lao có vạn công đức, niệm danh hiệu ấy để vời công đức thì công đức nào cũng phải đến hết. Trong Quán Kinh Sớ, Tổ Thiện Đạo Đại Sư nói: Niệm Phật một câu diệt 80 ức kiếp trọng tội sanh tử và được 80 ức kiếp vi diệu công đức. Kinh Niệm Phật Ba La Mật nói: nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho tâm thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết. Hiện tượng này được Duy thức học giải thích: khi ta niệm Phật chủng tử vô lậu của danh hiệu Phật huân tập vào tàng thức, nó sẽ chuyển hóa những chủng tử hữu lậu, đó là bạch tịnh hóa. Huân tập càng nhiều chủng tử vô lậu quá trình chuyển hóa bạch tịnh hóa càng mạnh đến giai đoạn bạch tịnh hóa hoàn toàn thì tàng thức trở thành bạch tịnh thức, vô cấu thức tức là thức thứ chín,sau đó chuyển thành đại viên cảnh trí,do vậy hành giả cần nỗ lực tinh tấn niệm Phật ngày càng đắc lực,hễ chủng tử Phật tăng trưởng một phần thì phiền não liền giảm một phần. Nhờ đó người đạt được bất niệm tự niệm cảm thấy an lạc mát mẻ vui vẻ hạnh phúc không tài nào diễn tả được nên nói uống nước nóng lạnh tự biết, vọng niệm ngày càng ít, nếu có liền bị uy lực của danh hiệu Phật và sức mạnh của quá trình chuyển hóa chặn đứng ngay khi vừa móng khởi, nếu hành giả đạt tới niệm Phật thành một khối thì vọng niệm thô sẽ không móng khởi được nữa. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: tất cả Chư Phật trong mười phương ba đời quá khứ hiện tại vị lai đều học Pháp niệm Phật mau chứng đạo giác ngộ giải thoát. Thế nên biết Chư Phật trong ba đời đều do niệm Phật mà thành Phật. Đạo lý của Pháp môn niệm Phật quá ư thâm sâu vi diệu nhiệm mầu, công đức của câu Phật hiệu cao tột cùng tới mức chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu hiểu triệt để được.
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *