Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thì ra toàn bộ Phật pháp, đến cuối cùng muốn leo lên tới đỉnh thì chính là Nam Mô A Di Đà Phật

Bố thí Pháp là phước báu lớn nhất - HT Tịnh Không
Sáu chữ này tức là tất cả Phật Pháp, niệm sáu chữ này tức là niệm tất cả Phật Pháp. Không có một bộ kinh nào rời khỏi danh hiệu này, không có một Pháp môn nào rời khỏi danh hiệu này, cũng không có một vị Phật Bồ Tát nào rời khỏi danh hiệu này.
Cho nên bạn niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật là niệm được tất cả chư Phật Như Lai, niệm được tất cả Bồ Tát, không cần phải niệm từng vị Bồ Tát, là niệm được tất cả Kinh, bất luận là của Giáo Hạ, của Thiền Tông, của Mật Tông, toàn bộ đều niệm đến cả. Cách này tiện lợi biết chừng nào. “Một” tức là “tất cả”, “tất cả” tức là “một”. Một tức là “Nam Mô A Di Đà Phật” vậy.
Cho nên đầu nhà Thanh, Quán Đảnh Đại Sư có nói: “Chúng sanh tội nghiệp cực trọng, bất luận là kinh gì, là sám gì đều không thể tiêu trừ nổi trọng tội ấy, đến sau cùng vẫn có một câu A Di Đà Phật có thể tiêu trừ nó một cách sạch sẽ rốt ráo.”
Hiện nay, người niệm Phật rất nhiều, vì sao không tiêu nổi nghiệp chướng? Quý vị nghĩ, hình như có khác biệt so với những gì trong kinh nói, kỳ thật quý vị vẫn chưa hiểu rõ, thế nào là chưa hiểu rõ?
Căn bản là quý vị không có niệm Phật, quý vị chỉ niệm trên miệng: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…”, còn trong tâm không có niệm, trong tâm vẫn là thị phi nhân ngã, tham sân si mạn, cách này không được, cách này không thể cảm ứng với Phật.
Vậy cần phải làm gì?
Trong tâm phải có Phật, quý vị phải biết chữ niệm này, niệm là từ tâm, không phải trên miệng. Văn tự của Trung Quốc, thật sự mà nói, không có bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên toàn thế giới có thể sánh nổi. Văn tự là ký hiệu, tổ tiên sáng tạo ra văn tự này, những ký hiệu này có ý nghĩa vô cùng thâm sâu, tràn đầy trí huệ.
Bạn thử xem chữ “niệm (念)”, phần trên của chữ “niệm” là chữ kim (今) , dưới là chữ tâm (心 ), (cái tâm hiện tại của bạn).
Trong tâm hiện tại thật sự có Phật, đấy gọi là niệm Phật, không phải ở trên miệng, ở trên miệng gọi là gì? Gọi là “xưng”. “Niệm” ở tâm không phải ở miệng, trong tâm bạn nếu thật sự có Phật, đấy gọi là niệm Phật, như vậy thì có thể tiêu nghiệp chướng. Miệng có Phật còn trong tâm không có Phật thì không tiêu nổi nghiệp chướng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trích từ: Thuyết Giảng Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 10)
Lão Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng năm 1994
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *