Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tất cả những vị thần trong các tôn giáo chỉ có một vị biến hiện ra

Nam mô Quan Âm Bồ Tát
🩸 Bạn thấy trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có nói: “Tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”, bạn thấy trong phẩm Phổ Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm muốn dùng thân gì để độ thì Ngài liền hiện ra thân đó, thật tự tại biết bao. Cho nên Quán Thế Âm được gọi là Quán Tự Tại, muốn dùng thân Phật để độ thì Ngài liền hiện ra thân Phật để thuyết pháp. Những chúng sanh ưa thích thân Phật, ưa thích thân cận bên Phật, ưa thích Phật đến dạy họ thì Ngài liền hiện ra thân Phật để dạy họ, để thỏa mãn ý nguyện của họ, họ vừa nhìn thấy liền sanh tâm hoan hỷ. Muốn dùng thân Bồ Tát để độ thì Ngài liền hiện ra thân Bồ-tát. Vậy chúng ta muốn hỏi, có rất nhiều người tin Chúa Giê su của Ki tô giáo, vậy đối với những người này thì sao? Muốn dùng thân Chúa Giê su để độ thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền biến thành Chúa Giê su, muốn dùng thân Thánh A la để độ thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền biến thành Thánh A la, bạn nghĩ xem có đúng hay không? Cho nên ngày nay tôi giao tiếp với những vị lãnh tụ các tôn giáo khác trên thế giới, thần linh trong mỗi một tôn giáo mà chúng ta lễ bái chỉ là một vị thần biến hiện ra. Ở trong Phật giáo thì biến thành Thíc Ca Mâu Ni Phật, ở trong đạo của bạn thì biến thành Chúa Giê su, ở trong Hồi giáo thì biến thành Thánh A la, chỉ là một vị. Họ suy nghĩ thấy cũng hợp lý, nên không cần phải tranh cãi nữa, không nên hủy báng nhau nữa, hủy báng chính là hủy báng vị thần của chính mình, rất là nguy hiểm. Các Ngài đều là do một vị thần biến hiện ra. Bồ Tát Quán Thế Âm có 32 ứng hóa thân, bạn nên hiểu cái đạo lý này. Cho nên chúng tôi qua lại với họ, nói với họ rằng trong vũ trụ chỉ có một vị chân thần, mọi người đều khẳng định vị chân thần sẽ biến đổi khuôn mặt. Chúng tôi ở thành phố Towoomba Úc Châu, năm nay là kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố, vô cùng hiếm có, có một đoàn xiếc của tỉnh Triết Giang muốn đi đến nơi đây để biểu diễn vài tiết mục, để chúc mừng 100 năm thành lập thành phố Towoomba. Tôi đặc biệt yêu cầu họ biểu diễn một tiết mục, là tiết mục gì vậy? Biến đổi khuôn mặt, gọi là Tứ Xuyên biến liễm. Biến cái gì? Biến ra khuôn mặt người Úc Châu, biến ra khuôn mặt người Mỹ, biến ra khuôn mặt người Phi Châu, biến ra Thích Ca Mâu Ni Phật, biến ra Ngài Mô ha mét, biến ra Chúa Giê-su, nhưng chỉ có một người, bạn thấy họ không thay đổi, bạn vẫn chưa hiểu sao? Mỗi một quốc gia, mỗi một chủng tộc, mỗi một tôn giáo, chúng ta đều là người một nhà, cho nên tôi đặc biệt yêu cầu tiết mục này. Họ phải làm những chiếc mặt nạ đặc biệt, khi họ ở trên sân khấu biến hóa những khuôn mặt, tôi muốn họ biến ra những khuôn mặt của các tôn giáo khác nhau, diễn tiết mục này để cho mọi người xem. Ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, bạn xem ở trên đỉnh đầu của Bồ Tát Quán Âm Thiên Thủ có 32 khuôn mặt, chính là đại biểu cho 32 ứng thân, đáng dùng thân gì để độ thì hiện ra thân đó. Cho nên không cần phải vẽ 32 ứng thân như ngày xưa, như người trời, A Tu La không cần phải vẽ nữa, nên vẽ các chủng tộc khác nhau ở thế gian này, những khuôn mặt của các tôn giáo khác nhau, nên vẽ cái này, việc này có tính gợi ý rất lớn. Mọi người vừa nhìn thấy chúng ta là người sống ở địa cầu này, đều là người một nhà, cùng một vị chân thần. Bởi vì ngày xưa giao thông không thuận tiện, đến già chết cũng không qua lại với nhau, cho nên các Ngài ở khắp nơi đã biến hiện ra nhiều khuôn mặt khác nhau. Hiện nay giao thông thuận tiện, mọi người biết được thì ra chỉ có một người, không nên cãi nhau nữa, như vậy là hàn toàn sai, mà nên chung sống hòa thuận với nhau.
🩸 Kinh điển là do một vị chân thần nói, bạn xem Ngài ở phương Đông thì Ngài nói như thế nào, ở phương Tây thì Ngài nói như thế nào, ở các nước Ả rập thì Ngài nói như thế nào, chúng ta nghe nhiều thì liền hiểu được. Nội dung các Ngài nói chắc chắn là giống nhau, cách nói thì có thể khác nhau, nhưng phương hướng mục tiêu phần lớn là giống nhau. Không giống nhau là do tập quán cuộc sống của mỗi dân tộc khác nhau, bối cảnh văn hóa không giống nhau, điều này chúng ta hiểu rõ đó là những chi tiết, còn phương hướng chung thì chắc chắn là giống nhau. Nhân từ bác ái tuyệt đối là giống nhau, giúp tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui thì tuyệt đối là như nhau. Sự việc như vậy thì các chủng tộc khác nhau, các tôn giáo khác nhau của chúng ta mới có thể xem nhau như người cùng một nhà.
TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ – TẬP 340
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG GIẢNG
Xin Thường Niệm: A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
NGUYỆN TINH TẤN TU HÀNH CẦU SANH TỊNH ĐỘ _(())_
HOAN NGHÊNH CHIA SẺ, CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG, TUYÊN LƯU PHẬT PHÁP _(())_
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *