Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ta có nhân duyên nên Phật giảng cho ta nghe, không phải nói cho người khác

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này cho ai? Là giảng cho ta, ta có nhân duyên nên Phật giảng cho ta nghe, không phải nói cho người khác. Sau đó quý vị thấy tâm mình, mới thật sự đạt đến thân thiết, mới thật sự cảm ân Đức Phật.
Mở kinh ra đối diện Phật Di Đà, chân thành cung kính như thế, đây là nhân tố đầu tiên chúng ta nhận được lợi ích từ kinh giáo.
Ta nghe kinh giáo bao nhiêu năm vẫn còn mê hoặc, nguyên nhân là gì? Vì chưa đủ tâm chân thành cung kính đối với kinh giáo. Pháp thế xuất thế gian, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Ai đầy đủ mười phần thành kính? Phải chính mình mới được. Đừng yêu cầu người khác, đừng xem người khác, mà phải hồi quang phản chiếu, phải xem lại chính mình. Khi chúng ta lâm mạng chung, ý niệm nào khởi lên? Ý niệm niệm Phật khởi lên. Đối với Phật A Di Đà, đối với thế giới Cực Lạc khởi lên ý niệm cảm ân, họ có thể không vãng sanh ư? Phật có thể không tiếp dẫn ư? Lúc này niệm lực của chúng ta không đủ để sanh khởi ác niệm. Trong cuộc sống hằng ngày, bản thân nhất định phải biết. Trong cuộc sống, chúng ta quên ý niệm về Phật, trong Phật pháp gọi là thất niệm, chúng ta bị thất niệm. Ta khởi tâm động niệm là nghĩ chuyện này nghĩ chuyện kia, nghĩ những gì? Nếu nghĩ đến tự tư tự lợi, nghĩ đến danh văn lợi dưỡng, nghĩ đến ngũ dục lục trần. Quý vị phải biết, đây là nghiệp luân hồi. Nghĩ tức là tạo luân hồi, ý đang tạo. Nếu nói, nói là khẩu đang tạo. Còn như có những hành vi này, là thân đang tạo. Ba nghiệp thân khẩu ý đều đang tạo.
Nếu nghĩ không phải vì mình, hiện nay thiên tai rất nhiều, nghĩ phương pháp để giúp thế giới này, cứu độ chúng sanh khổ nạn, đây là nghiệp thiện. Trong thiện nghiệp vẫn có mình trong đó, cái tôi đang tạo, như vậy không thể ra khỏi luân hồi lục đạo. Tâm này được sanh lên cõi trời, đây là nghiệp của trời người. Phước thiện ít sanh vào cõi người, phước thiện lớn sanh lên cõi trời. Đều xem bình thường chúng ta khởi tâm động niệm nghĩ đến điều gì. Khởi tâm động niệm nghĩ đến chánh pháp cửu trú, nghĩ đến chúng sanh khổ nạn, trong này không có cái tôi. Trong Kinh Kim Cang nói: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến, đây là Phật đạo. Đừng hỏi người khác, bản thân mình rõ ràng hơn bất kỳ ai. Buổi tối ngủ ta thường nằm mộng, mộng thấy những gì? Cảnh giới trong mộng chính là lúc phát hiện thiện ác nghiệp chủng, phát hiện lúc còn trong mộng. Sau khi tỉnh dậy phải có tâm cảnh giác, vì sao vậy? Vì người khi lâm chung giống như giấc mộng vậy. Bây giờ cảnh giới trong mộng, chính là cảnh giới phảng phất như lúc lâm chung, quý vị biết phải như thế nào? Nghĩ đến điều này, tâm cảnh giác mới có thể khởi lên, không thể không sợ. Còn muốn trầm luân trong luân hồi lục đạo chăng? Luân hồi rất khổ! Đặc biệt là sanh trong thời đại này, không dễ cảm nhận được thái bình thạnh thế, loạn thế thì rất rõ ràng, còn làm điều này chăng? Không thể tiếp tục làm, phải nghĩ cách ra khỏi luân hồi. Ra khỏi luân hồi, ngoài niệm Phật ra, phương pháp khác đều rất khó. Một câu chắc như đinh đóng cột, dựa vào năng lực chính mình không làm được. Niệm Phật là dựa vào nguyện lực của Phật A Di Đà, nên nhớ rằng đây là pháp môn tha lực.
Bây giờ chúng ta phải thường nghĩ đến, ta có khởi ác niệm chăng? Ta còn có tà kiến chăng? Tà kiến, dùng năm loại lớn trong kinh Phật nói, luôn luôn kiểm điểm mình. Thứ nhất là thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến. Tất cả mọi kiến giải sai lầm này ta có chăng? Có phải làm sao? Cổ nhân dạy chúng ta: “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Nghĩa là khởi niệm là điều đương nhiên, vì sao vậy? Vì ta là phàm phu. Nếu ta không khởi niệm này, ta là thánh nhân chứ không phải phàm nhân nữa. Phàm phu lục đạo đâu có đạo lý không khởi ý niệm! Rất bình thường.
Tổ sư đại đức dạy chúng ta như thế nào? Thay đổi nó, dùng danh hiệu Phật A Di Đà thay thế vào. Niệm đầu tiên tà niệm khởi lên, ý niệm tự tư tự lợi khởi lên, niệm thứ hai là A Di Đà Phật. Đây gọi là niệm Phật, gọi là biết niệm. Vấn đề này trong cuộc sống hằng ngày phải thuần thục nó, học hằng ngày, nỗ lực học, học thuộc. Tà niệm vừa khởi lên, niệm thứ hai là A Di Đà Phật. Ý niệm tham sân si là ác niệm, ác niệm vừa khởi lên lập tức A Di Đà Phật, tà niệm khởi lên liền A Di Đà Phật.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 221 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *