Cho nên nhất định là phải buông xuống, tuy thân ở tại gia nhưng tâm đã buông bỏ nhà cửa, đối với nhà tuyệt đối không có một chút lưu luyến nào. Không còn một chút lưu luyến, hoàn toàn không phải là nói đối với gia đình bạn không có trách nhiệm, vậy là bạn sai rồi. Trong nhà Phật có một câu nói: “Làm Hòa thượng một ngày thì đánh chuông một ngày”; người tại gia cũng như vậy, bạn ở nhà một ngày thì bạn nhất định phải gánh vác trách nhiệm ở trong nhà, đó là gia nghiệp của bạn. Khi bạn sắp ra đi thì phải buông bỏ hoàn toàn, sắp ra đi bạn muốn buông bỏ được thì lúc bình thường bạn phải buông bỏ được. Bình thường ở trong nhà, người nào bạn cũng quan tâm chăm sóc, nhưng trong tâm phải buông xuống, trong tâm không thể có mảy may ái dục lưu luyến, điều này không thể được, bạn có điều này thì lúc lâm chung sẽ sanh ra sự chướng ngại, sự việc này rất là phiền phức. Vì vậy tâm phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì sanh trí huệ, có trí huệ thì quản lý nhà cửa, chăm sóc người nhà rất là chu đáo, rất viên mãn, trong việc này chắc chắn là sẽ không sanh phiền não, không thể không biết điều này.
Trong đoạn kinh này, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trong chú giải của ông đã trích dẫn rất nhiều kinh điển, những điều này đều đáng để cho chúng ta tham khảo. Điều quan trọng nhất, đối với Tịnh Tông chúng ta phải có niềm tin vững chắc, biết được những điều trong kinh điển đã nói hoàn toàn là lời nói chân thật, toàn là vì tất cả chúng sanh chúng ta, tất cả chúng ta đều có phần. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian này, giảng kinh thuyết pháp 49 năm, nếu nói bộ kinh này mà những người ở thế gian này như chúng ta đều làm không được, chúng ta nghĩ xem Ngài có nói hay không? Những điều mà Ngài nói chúng ta không thể làm được, chẳng lẽ Ngài trêu đùa chúng ta hay sao? Chẳng lẽ Ngài dụ ta hay sao? Thích Ca Mâu Ni Phật làm sao mà có thể làm những việc như vậy? Chúng ta có thể thông cái đạo lý này thì bạn liền hiểu, hễ là lời Phật nói ở thế gian này thì nhất định đối với người ở thế gian này đều có lợi ích, người ở thế gian này có thể làm được. Người thế gian này không thể làm được thì Phật tuyệt đối không nói, chúng ta phải hiểu cái đạo lý này. Chúng ta qua lại với người thông thường, nhìn thấy người ta làm không được, chúng ta cũng không dụ người ta, cũng không trêu đùa họ, huống chi là Phật không có hí luận, ngày nay gọi hí luận là nói đùa, Phật không nói đùa với chúng ta, mỗi câu nói đều là lời chân thật.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ chúng ta đã thấy phu nhân Vi Đề Hi vãng sanh, phu nhân Vi Đề Hi không xuất gia, bà là chúng nữ tại gia vãng sanh thượng phẩm. Điều này nói rõ, là tâm của bà xuất gia nhưng thân không xuất gia. Xem thêm trong Vãng Sanh Truyện, bạn hãy xem niệm Phật đường Đông Lâm của Đại sư Huệ Viễn. Niệm Phật đường Đông Lâm có nhiều cư sĩ tham gia niệm Phật, tổng cộng là 123 người, có cả chúng tại gia. Lưu Di Dân không xuất gia, năm đó ông ở trong niệm Phật đường 3 lần thấy A Di Đà Phật. A Di Đà Phật sờ lên đầu của ông, chiếc y của A Di Đà Phật còn phủ lên người của ông, đây là tướng thượng phẩm, vị này cũng không phải là người xuất gia. Hãy xem Kinh Vô Lượng Thọ, bộ kinh này rất là thú vị, phía trước có liệt kê những vị Đại đức, “Hiền Hộ đẳng thập lục chánh sĩ”, 16 vị này đều là Đẳng Giác Bồ Tát, giống như Bồ Tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, là Bồ Tát tại gia. Mười sáu vị cả thảy đều là Bồ Tát tại gia, là Đẳng Giác Bồ Tát thì sao không được thượng thượng phẩm vãng sanh chứ? Những điều này chỉ cần bạn tỉ mỉ mà quan sát thì những đồng tu tại gia chúng ta liền phát khởi tín tâm.
Đại sư Huệ Viễn vãng sanh, cả cuộc đời của Ngài ba lần thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhưng không hề nói với bất cứ ai, điều này là Tổ sư làm một tấm gương cho chúng ta. Chúng ta gặp được chút gì là lập tức đi tuyên truyền, sợ rằng người khác không biết, điều này là sai lầm. Bạn xem Tổ sư 3 lần ở trong định thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc, đó là trong lúc đang chỉ tịnh niệm Phật, nhìn thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc, Ngài chưa bao giờ nói. Cuối cùng khi Ngài vãng sanh, cảnh giới Tây Phương hiện ra, Ngài mới nói. Ngài nói cảnh giới Tây Phương hiện ra rồi, trước đó Ngài đã nhìn thấy ba lần. Ngài nói tôi nhất định sẽ vãng sanh, nhìn thấy A Di Đà Phật đến tiếp dẫn Ngài, đi phía sau A Di Đà Phật còn có mấy người quen nữa, có Phật-đà-da-xá, có Pháp sư Huệ Trì, Pháp sư Huệ Vĩnh, cư sĩ Lưu Di Dân, đều là những vị ở Liên Xã vãng sanh cùng đi với A Di Đà Phật đến tiếp dẫn Ngài. Cư sĩ Lưu Di Dân còn nói: “Thưa lão Pháp sư, Ngài phát tâm rất sớm, mà sao Ngài lại đi trễ như vậy?” Những vị này đã đi trước rồi, các vị này đều là thượng thượng phẩm vãng sanh, là thượng phẩm thượng sanh. Ở chỗ này nói rõ với quý vị là cư sĩ tại gia phải phát tâm, phải biết cho rõ ràng.
Bạn xem trong Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn 53 vị thiện tri thức. Chúng ta từ trên sự tướng mà xem 53 vị này, đây là 41 vị Pháp thân đại sĩ. Ngài đã tham vấn Tỳ Kheo Kiết Tường Vân Sơ Trụ Bồ Tát, Tỳ Kheo Hải Vân Nhị Trụ Bồ Tát, Tỳ Kheo Diệu Trụ là Tam Trụ Bồ Tát, trên thực tế phía trước còn có 3 vị là người xuất gia, phía sau cũng có 2 vị xuất gia, chỉ có 5 vị xuất gia. Trong 53 vị thiện tri thức chỉ có 5 vị xuất gia, tất cả còn lại là người tại gia, điều này đã nói rõ là người tại gia học Phật có nhiều triển vọng, có nhiều thành tựu, chắc chắn không thua người xuất gia. Cho nên nhất định phải dũng mãnh tinh tấn, tu hành đúng theo giáo lý là quan trọng không gì bằng.
TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ (TẬP 336)
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
Xin Thường Niệm: A DI ĐÀ PHẬT
HOAN NGHÊNH CHIA SẺ, TUYÊN LƯU PHẬT PHÁP _(())_
Hễ niệm Phật thì ngay trong đời này sẽ thoát khỏi luân hồi, trong tương lai quyết định thành Phật đạo.Ngày ngày chìm nổi phận tại gia, nhưng tâm không quên sáu chữ hồng danh. Muôn nẻo buộc ràng vẫn chỉ nguyện một chí về Cực Lạc.Bổn nguyện của Đức A Di Đà là thệ độ tất cả chúng sinh cõi Ta Bà, từ người chuyên tâm tu tập cả đời, nhẫn đến người lúc lâm chung chỉ niệm mười danh hiệu, đều được quyết định vãng sinh Tịnh Độ.”Tịnh Độ môn là nương vào Bổn nguyện của đức Phật A Di Đà để tu tập cầu vãng sanh Tịnh Độ. Khi ở tại Cực lạc sẽ tu tập đoạn trừ lậu hoặc, chứng ngộ chân lý, hội nhập quả vị Giác ngộ Bồ Đề.(Tuyển trạch Bản nguyện niệm Phật)Nhân quả không hư dối, vô lượng kiếp đến nay chúng ta trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, không khổ nào, không cõi giới nào, không thân nào chưa từng trải qua, từ đó phát tâm trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, cùng nương vào Bản nguyện của Phật A Di Đà, vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh viễn lìa xa Tam giới!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khi còn tu Bồ Tát Đạo, đức Phật A Di Đà đã vì chúng sanh tội khổ trong mười phương thế giới mà phát ra 48 Đại Nguyện. Trong đó, nguyện thứ 18 nguyện rằng: “Nếu ta thành Phật, 10 phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở ngôi Chánh giác.”
Tổ Thiện Đạo bảo: “Nay Ngài đã Thành Phật, nguyện lực đã thành tựu, chúng sanh 10 phương chỉ cần tin theo nguyện lực của Ngài mà trì danh thì chắc chắn được vãng sanh.”
Ngặt vì pháp dễ quá nên chúng sanh khó tin khó nhận. Vì thế riêng nguyện này, Pháp sư Huệ Tịnh dựa trên nền tảng lý luận của Đại Sư Thiện Đạo, là hóa thân của đức Phật A Di Đà, giảng giải riêng để giúp người phá nghi sanh tín.
Nguyện cho bất kỳ ai có nhân duyên nghe đọc được “Giảng nguyện thứ 18” này đều tin sâu nguyện thiết mà niệm Phật, vứt bỏ sạch sẽ những vọng cầu về “Nhất Tâm Bất Loạn”, “Tam muội hiện tiền”, “Thức ngủ nhất như”, “Đoạn trừ vọng niệm”….Đưa niệm Phật vào cuộc sống, cuộc sống là niệm Phật, an nhiên tự tại trong ánh sáng nhiếp hộ của Phật A Di Đà để nắm chắc phần vãng sanh…Đường về Tịnh Độ có nhiều lối đi, trong ấy có khó có dễ, có người chỉ ưa dùng tự lực lực niệm Phật, có người vừa dùng tha lực vừa dùng tự lực, có người lại chỉ nương nơi tha lực của Phật A Di Đà. Như Pháp của Ngài Thiền Tâm là “Mật Tịnh Song Tu” – Vừa dùng tự lực vừa dùng tha lực. Pháp này bậc thượng căn, giới hạnh tinh nghiêm tu theo thì được lợi ích, còn hạng phàm phu ngu độn nghiệp nặng bọn ta tu sao cho nổi?
Pháp của Tổ Thiện Đạo bị thất truyền hơn ngàn năm, ẩn mật nơi Nhật Bản, đến lúc nhân duyên chín muồi mới xuất thế. Khi ấy Tổ Ấn Quang chính là người đã hiệu đính bản “Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ” từ Nhật Bản về. Nếu chẳng có Tổ, chúng ta chẳng thể nào biết được Bản Nguyện Niệm Phật hôm nay. Tuy nhiên thời ấy Thiền Định thịnh hành, chúng sanh căn tánh vẫn còn trong sáng, ưa tu thiền định. Với căn cơ chúng sanh và thời thiết nhân duyên như thế, Tổ khuyên được họ niệm Phật cầu vãng sanh đã khó rồi, nói chi đến nương hoàn toàn nơi Phật lực để chắc chắn được vãng sanh. Vì chúng sanh không tin sâu Phật lực nên Tổ buộc phải khuyên một số đệ tử tại gia niệm thêm Thánh Hiệu, cốt là để cho họ nương nơi bản nguyện tầm thanh cứu khổ của Bồ Tát mà an ổn tu trì. Người đời sau không hiểu, lại lầm lạc cho rằng Tổ khuyên người ta tạp tu, thật cô phụ ơn Tổ quá thế
!Kinh Niệm Phật Ba La Mật, đức Thế Tôn xác quyết răng: “Muốn vãng sinh Cực Lạc chỉ cần xưng niệm Danh Hiệu Phật là đủ. Vì Danh Hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân, cho nên Niệm Danh Hiệu tức là Niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa.”– Đây cũng chính là Chánh Hạnh niệm Phật mà Tổ Thiện Đạo hoằng dương – là pháp chỉ dùng tha lực.
Bạn đến được đây là nhân duyên Tịnh Độ đã chín muồi! Mong hãy vứt sạch những thứ nhất tâm bất loạn, đoạn trừ vọng niệm, thức ngủ nhất như, tam muội hiện tiền…vào sọt rác. Cứ an nhiên mà niệm Phật, thuận theo bản nguyện của Phật A Di Đà là nắm chắc phần vãng sanh, không một chút nghi ngờ!
Bạn đưa niệm Phật vào cuộc sống, cuộc sống là niệm Phật, như thế là thuận theo bản nguyện của Phật A Di Đà, do đó mà “Bình Sanh Nghiệp Thành”, nghĩa là quả vãng sanh đã thành tựu, chắc chắn được vãng sanh. Còn chuyện tạp niệm thì kệ nó, còn hay không chẳng liên quan gì đến việc vãng sanh của ta cả!
Bạn thành tựu được việc Vãng sanh thì lên ngôi bất thoái, ở địa vị Bồ Tát, từ đó tu một mạch cho đến lúc thành Phật. Khi thành Bồ Tát thì an nhiên tự tại trong sanh tử, lúc ấy trong một niệm trở lại cõi này, muốn độ thoát ai mà chẳng được? Cha mẹ không tin Phật thì bạn cứ niệm Phật, sống hiếu thuận, làm lành lánh ác, cầu Phật phóng quang gia bị. Lâu ngày chày tháng, ắt cha mẹ cũng nhờ đó mà được tiêu nghiệp, khai tâm. Lúc được khai tâm ắt cũng sẽ học Phật mà thôi. Cho nên, nếu thương cha mẹ thì gắng tinh tấn hành trì rồi mọi chuyện không cầu mà tự được, lo lắng nào có ích lợi gì?
“Mình niệm Phật là thuận theo bản nguyện của Phật A Di Đà, chắc chắn được vãng sanh”. Giữ chắc câu này mà niệm Phật hằng ngày, dù ai có nói gì cũng không lay chuyển thì chắc chắn vãng sanh!
Chuyên xưng Di Đà Phật Danh nghĩa là chuyên niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Đức Phật A Di Đà dùng sáu chữ này để cứu độ chúng sanh mười phương. Ngài chỉ yêu cầu bạn niệm sáu chữ là đủ tiêu chuẩn được vãng sanh, không có đòi hỏi hay yêu cầu khắt khe gì khác!
Đại sư Thiện Đạo bảo: “Chỉ cần chúng ta chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà thì được Phật A Di Đà cứu độ, không bao giờ rời bỏ chúng ta. Chỉ cần ta chuyên niệm danh hiệu của Ngài thì các hạnh khác không cần đề cập đến…Bởi ta chuyên niệm danh hiệu thì được tâm quang của Phật A Đà nhiếp chiếu. Còn những người tạp tu tạp hạnh không có được năng lực này nên rất khó vãng sanh.
Chuyên xưng Di Đà Phật Danh
Đức Phật A Di Đà dùng danh hiệu của mình, bình đẳng cứu độ chúng sanh chuyên xưng danh hiệu của Ngài. Chuyên xưng Di Đà Phật Danh nghĩa là miệng chỉ chuyên niệm sáu chữ Hồng Danh Nam mô A Di Đà Phật. Chuyên xưng danh hiệu này thì được Phật cứu độ, đây là pháp môn rất đơn giản, rất dễ dàng, có năng lực cứu độ khắp pháp giới chúng sanh. Ngài chỉ yêu cầu niệm danh hiệu, ngoài ra không có yêu cầu, tiêu chuẩn hay điều kiện gì khác.
Bất kỳ là bạn lâm chung ở tình trạng nào, bệnh nặng thế nào, xuất huyết não, tai nạn bất kỳ, lúc chết dù người khác có thấy bạn hôn mê bất tỉnh hay tướng trạng khác thường đến thế nào đi chăng nữa thì những tướng trạng ấy không ảnh hưởng gì đến sự cứu độ của Phật A Di Đà. Do vì hiện tại chúng ta đã được Phật cứu rồi, đã ở sẵn trên thuyền đại nguyện của Ngài rồi, chẳng phải đến lúc lâm chung Phật mới đến cứu.
Chỉ cần chúng ta chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà là được Phật đến cứu. Chúng ta lâm chung trong bất cứ tình huống nào cũng chẳng ảnh hưởng đến sự cứu độ của Phật A Di Đà. Quán Kinh nói, ánh sáng của Phật A Di Đà chiếu sáng khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật không rời bỏ. Đại sư Thiện Đạo giải thích rằng: “Đoạn kinh văn này có ý nghĩa khai phá đặc biệt cho chúng ta.”…
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy Tuệ Tâm, có một người nói với con điều này: dù con người có phạm phải tội ác như thế nào, mà tu theo tịnh độ thuần chánh thì đều được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn phải không ạ. Ví dụ như ai đó phạm ngũ nghịch tội, thập ác, hay tội ăn cắp đồ của thường trụ…..thì đều được cứu độ, vì không gì có thể vượt qua được bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Không biết điều này có đúng không thầy ?
Nam mô A Di Đà Phật!
Những lời ấy đúng đấy bạn ạ! Đức Phật A Di Đà dùng sáu chữ hồng danh làm cứu độ chúng sanh, không phân biệt tội phước, sang hèn hay trí ngu, không cứ tội nặng hay là nhẹ, hễ biết sám hối hồi đầu, niệm danh hiệu của Ngài thì thuận theo Bản Nguyện Tiếp Dẫn, chắc chắn được vãng sanh. (Trong phần 6 của Bản Nguyện Niệm Phật, Tổ Thiện Đạo có nói rõ về vấn đề Ngũ Nghịch này). Tuy nhiên, phải nhấn mạnh điều này: “Nguyện lực của Phật thù thắng không gì có thể vượt qua được, nhưng phải biết rằng cơ hội để một người tạo đại tội được khai tâm, biết sám hối hồi đầu mà niệm Phật là vô cùng hi hữu, phải nói là biệt phước trăm vạn kiếp khó có được. Vì sao như thế? Vì do sức ác nghiệp che chướng, rất khó để người tạo tội biết đến Phật Pháp, đừng nói là được nghe đến danh hiệu Phật hay Bản Nguyện của Phật. Như chúng sanh nơi Địa Ngục, Chư Phật và Bồ Tát thường hiện thân cứu độ, nhưng họ do bị nghiệp chướng ngăn che nên các Ngài đứng ngay trước mặt họ cũng chẳng hay chẳng biết. Không phải ngẫu nhiên kinh Địa Tạng dạy rằng: “Nghiệp lực của chúng sanh nặng nề, có thể ngăn che Thánh Đạo”, ý là như thế!
Sức mạnh của Nguyện Lực chỉ có Phật với Phật mới thấu rõ được tột cùng, không thể dùng trí phàm phu để suy lường được. Bởi thế Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”Con nguyện cầu sanh Tịnh Độ.Xin đức Phật A Di Đà từ bi rước chúng con về cõi Tây phương Cực Lạc!
Pháp môn niệm Phật rất thân thiết với người tại gia. Do tại gia bị bận buộc nhiều thứ, nên chẳng thể trì giới tinh nghiêm. Tuy vậy, người niệm Phật cần phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận. Cần phải dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Khi đó mới có thể dùng thân để hướng dẫn người khác, tự lợi, lợi tha vậy.
Nếu luân thường khiếm khuyết, người ta sẽ chẳng sanh lòng khâm phục, kính trọng; Cho nên đối với kẻ hiểu lý còn khó thể khuyến hóa; Đối với kẻ chẳng hiểu lý, do chính ta còn thiếu sót trong chuyện tận tụy thực hành, họ sẽ chẳng chịu nghe theo lời ta nói. Đấy chính là dùng lời nói để dạy sẽ bị tranh cãi; dùng thân để dạy, người ta nghe theo. Phàm mọi chuyện đều phải lấy thân làm gốc, huống chi dạy người pháp môn niệm Phật để thoát khỏi sanh tử đó ư?Pháp môn Niệm Phật chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, chí thành niệm Phật. Đến khi lâm chung ắt được Phật từ tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Ví như trẻ thơ do cha mẹ nâng dắt, liền có thể về thẳng đến nhà của chính mình. Pháp môn niệm Phật là pháp tu nương vào Nguyện lực của Phật A Di Đà để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Phàm hễ bạn phát nguyện vãng sanh mà chuyên một pháp niệm Phật, không bị pháp sư giảng kinh làm lung lạc, không bị trước tác của người làm thối chuyển, thì chắc chắn được vãng sanh. Tại sao như thế? Bởi nương hoàn toàn vào lực nhiếp hộ của Phật A Di Đà vậy!Bạn niệm sáu chữ Hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật, dẫu không nhất tâm vẫn được vãng sanh, bạn nhé. Vì Bổn nguyện của ngài là tiếp dẫn chúng sinh niệm danh hiệu của ngài về Tây Phương Cực Lạc. Và quan trọng nhất là: ” Đức Thích ca không bao giờ nói dối, đức Phật A Di Đà không bao giờ nguyện dối”. Thế nên, bạn niệm Phật nhất định được vãng sanh, đừng bao giờ vì nghe bất cứ ai mà nghi ngờ điều này cả. Pháp sư Tịnh Tông, trong cuốn “Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh”, có tâm sự rằng:
*
“Tôi vốn biết sâu sắc rằng, mình đã tạo tội ác sâu dày, đang đón nhận quả khổ đau nặng nề. Nếu không có bổn nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ thì chẳng có một pháp nào khác. Khi chết chắc chắn địa ngục là nhà, Địa ngục là quê hương. Do vậy, tôi đem cả thân mạng quy hướng đức Phật A Di Đà, tinh chuyên niệm sáu chữ hồng danh. Mặc kệ những ai tu tập nổi tiếng, có đại trí tuệ, có đại công đức. Đối với tôi tuyệt chẳng có một chút hâm mộ, tuyệt đối chẳng bị ảnh hưởng và chi phối để thay đổi đường hướng mà tu tập theo lối tạp hạnh, tạp tu…
Thực sự không có trí tuệ nào vượt qua trí tuệ niệm Phật. Không có pháp tu nào vượt qua pháp xưng danh. Không có công đức nào vượt qua công đức sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật.”
Lời Đức Phật A Di Đà khai thị cho Nhất Biến Thượng Nhân quả thực là vô giá! Nguyện Pháp giới chúng sanh đều cùng phát tâm trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Nguyện “vạn người niệm Phật, vạn người cùng vãng sinh Tây Phương”.
Pháp môn niệm Phật là pháp tu nương vào Nguyện lực của Phật A Di Đà để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Phàm hễ bạn phát nguyện vãng sanh mà chuyên một pháp niệm Phật, không bị pháp sư giảng kinh làm lung lạc, không bị trước tác của người làm thối chuyển, thì chắc chắn được vãng sanh. Tại sao như thế? Bởi nương hoàn toàn vào lực nhiếp hộ của Phật A Di Đà vậy!SANH TỬ VIỆC LỚN, MẠNG NGƯỜI VÔ THƯỜNG, PHẢI TINH TẤN NIỆM PHẬT, CẦU SANH CỰC LẠC MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT ĐỘ SANH LÊN BỜ NIẾT BÀN, GIẢI THOÁT!❤️
Nếu người nào niệm Phật, nên biết người ấy là hoa Phân-đà-lợi trong cõi người. Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí là bạn hữu tối thắng của người ấy. Người ấy đang an trú đạo tràng và sanh vào nhà chư Phật.” Trong Quán Kinh Sớ, Tổ Thiện Đạo giải thích như thế này: “Người chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà thì Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí thường đi theo bảo hộ như thân hữu tri thức vậy.”
Người không biết, không tin niệm Phật, gặp hoạn nạn cầu thì Bồ Tát ứng cứu, còn bạn niệm Phật thì luôn có hóa thân của Ngài ở bên cạnh rồi, đâu cần phải niệm thêm làm gì nữa!
Khi còn tu Bồ Tát Đạo, đức Phật A Di Đà đã vì chúng sanh tội khổ trong mười phương thế giới mà phát ra 48 Đại Nguyện. Trong đó, nguyện thứ 18 nguyện rằng: “Nếu ta thành Phật, 10 phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở ngôi Chánh giác.”
Tổ Thiện Đạo bảo: “Nay Ngài đã Thành Phật, nguyện lực đã thành tựu, chúng sanh 10 phương chỉ cần tin theo nguyện lực của Ngài mà trì danh thì chắc chắn được vãng sanh.”
Ngặt vì pháp dễ quá nên chúng sanh khó tin khó nhận. Vì thế riêng nguyện này, Pháp sư Huệ Tịnh dựa trên nền tảng lý luận của Đại Sư Thiện Đạo, là hóa thân của đức Phật A Di Đà, giảng giải riêng để giúp người phá nghi sanh tín.
Nguyện cho bất kỳ ai có nhân duyên nghe đọc được “Giảng nguyện thứ 18” này đều tin sâu nguyện thiết mà niệm Phật, vứt bỏ sạch sẽ những vọng cầu về “Nhất Tâm Bất Loạn”, “Tam muội hiện tiền”, “Thức ngủ nhất như”, “Đoạn trừ vọng niệm”….Đưa niệm Phật vào cuộc sống, cuộc sống là niệm Phật, an nhiên tự tại trong ánh sáng nhiếp hộ của Phật A Di Đà để nắm chắc phần vãng sanh…
Niệm Phật cứ an nhiên tự tại mà niệm, đừng gấp gáp, đừng cưỡng cầu nhất tâm mà phát sanh chướng ngại. Ta niệm Phật nương nơi nguyện lực của Phật A Di Đà là chắc chắn được vãng sanh, còn cầu nhất tâm bất loạn theo kiểu của Thiền Tông để làm gì!
Chúng ta học Phật cần y cứ theo lời Phật dạy trong kinh văn. Người niệm Phật cầu vãng sanh, nếu chẳng hiểu rõ đại nguyện thứ 18 này thì không thể biết được tiêu chuẩn vãng sanh là gì, mình phải làm như thế nào, cần những công hạnh gì để được vãng sanh. Do đó sanh khởi vô số nghi nan, kế đến liền khởi tạp tu tạp hạnh; niệm Phật mà chẳng cầu vãng sanh lại chỉ cầu nhất tâm bất loạn, cầu đoạn trừ vọng niệm, cầu tam muội hiện tiền…Tu hành mờ trước mịt sau, rốt cuộc chỉ gieo được cái nhân đắc độ về sau, chớ vãng sanh thật rất khó có phần.
Hết thảy đều là bởi vì ta không chịu tin kinh văn, không chịu tin lời Phật, pháp dễ thế chẳng chịu thực hành, lại vọng cầu trăm thứ khó khăn nên tự mình chướng ngại mình vãng sanh, chớ chẳng phải đức A Di Đà chẳng từ bi không tiếp dẫn!
“Mình niệm Phật là thuận theo bản nguyện của Phật A Di Đà, chắc chắn được vãng sanh”. Giữ chắc câu này mà niệm Phật hằng ngày, dù ai có nói gì cũng không lay chuyển thì chắc chắn vãng sanh!
Chuyên niệm 1 danh hiệu Phật thôi. Tốt nhất là nên niệm Nam mô A Di Đà Phật. Bởi đức Phật A Di Đà là Pháp giới tạng thân. Bạn niệm danh hiệu của Ngài đồng với niệm danh hiệu mười Phương chư Phật, công đức lớn nhất. Lại danh hiệu của Ngài cũng thâu nhiếp hết thảy mọi công đức của mười phương Bồ Tát. Thêm vào đó: Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát đều là đệ tử của Phật A Di Đà, các Ngài cũng chỉ cực lực khuyên người niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật mà thôi.