Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Ý nghĩa ngày 30 tháng chạp trong nhà Phật

Y nghĩa 30 tháng Chạp trong nhà Phật
Hôm nay là giao thừa, trong nhà Phật làm cho người ta đột nhiên cảm động lời nói đầu vào 30 tháng Chạp, ý nghĩa 30 tháng Chạp trong nhà Phật chính là một ngày cuối cùng ở thế gian này của một người, gọi là 30 tháng Chạp, vì sao vậy? Sau này không còn nữa. Làm cho chúng ta hồi tưởng lại rất nhiều những năm tháng không đạt được gì, thói xấu tập khí vẫn như cũ mà không hề giảm bớt, không nhớ lại thì thôi, vừa nghĩ lại thì sẽ làm cho ta rất kinh sợ.
Nếu như 30 tháng Chạp thật sự đến gần, chúng ta có cảnh giác được lúc đó sẽ làm sao không? Khóa công phu tối mỗi ngày của chúng ta đều đọc Kệ Cảnh Chúng “Một ngày đã qua, mạng cũng giảm dần”. Các vị Tổ sư Đại đức lập ra thời khóa, để cho chúng ta đọc câu này cảnh giác bản thân. Vậy năm nay của chúng ta đã qua rồi, thọ mạng thế nào?
Vì vậy con người sống ở đời, trước kia giảng kinh tôi cũng thường nhắc đến, một người trong một đời chỉ có một việc họ tinh tấn nhất, một phút một giây không ngừng trôi qua, tinh tấn biết bao. Tinh tấn việc gì? Tinh tấn vào phần mộ, con người từ khi sinh ra thì từng ngày từng ngày bước gần phần mộ, đây là lời nói thật. Có ai chịu dừng lại một giây?
Nếu như đổi việc này thành tu đạo, tu đạo cũng tinh tấn giống như vậy, thế thì có thể nói không một người nào không thành tựu. Việc qua rồi thì cũng đã qua, người xưa nói “Lai giả khả truy [việc tương lai vẫn có thể theo kịp]”, quan trọng nhất là chúng ta bước vào tuổi mới, chúng ta là đệ tử của đức Phật, nhất định phải cảnh giác, nhất định phải biết phấn chấn lên.
Chúng tôi nghĩ đến những lời đã giảng trong “Thọ Tân Tuế Kinh”, “Thọ Tân Tuế Kinh” chính là nói vào dịp năm mới, năm xưa Phật tại thế cũng từng giảng. Năm xưa vào dịp năm mới Thế Tôn tập hợp đại chúng, tứ chúng đồng tu tụ họp cùng nhau, người Trung Quốc chúng ta gọi là giao thừa chúc tết, Phật cũng không ngoại lệ.
Nhưng khi giao thừa Phật cùng với mọi người công khai kiểm điểm lại lỗi lầm của bản thân, không nói lỗi của người, đây là Phật làm tấm gương cho chúng ta xem. Phật nói “Bây giờ ta sắp thọ tuổi mới”, đây là lời nói trên kinh văn, “Ta không có lỗi lầm với đại chúng chăng? Cũng không phạm thân khẩu ý ư?” Trong “Thọ Tân Tuế Kinh” có những câu nói này, bản thân Phật nói.
Ý nghĩa của câu thứ nhất, hôm nay vào dịp năm mới, nghĩ thử tôi đối với đại chúng, đối với tất cả chúng sanh, tôi có lỗi lầm gì không? Tôi có phạm thân khẩu ý không? Có ý gì vậy? Thập thiện nghiệp, thân là ba nghiệp, khẩu là bốn nghiệp, ý là ba nghiệp, tôi có phạm hay không? Thân thì sát, đạo, dâm; khẩu thì vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu; ý thì tham, sân, si, kiểm điểm hằng ngày, phản tỉnh hằng ngày, đây là Phật! Không phải người bình thường.
Làm cho chúng ta nghĩ đến Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đối với sự cảnh giác của thời gian, tinh tấn của đạo nghiệp mà còn như thế, vậy bản thân chúng ta nghĩ thử xem, bản thân là phàm phu sanh tử, tiền đồ một màu đen tối, còn có thể phóng dật? Còn có thể giãi đãi? Mặc cho 30 tháng Chạp đến, tay chân bận rộn thì lúc đó trễ rồi, không kịp nữa.
Nhất định phải nhân lúc thân thể chúng ta còn khỏe mạnh, đầu óc còn sáng suốt, hãy cứ siêng năng sám hối, thay đổi triệt để. Học Phật thì ít nhiều cũng phải có mấy phần giống Phật, như vậy mới là người thông minh thật sự, đây là tấm gương của Phật vào dịp tết cho chúng ta xem.
(Hoà thượng Tịnh Không Ân Sư khai thị vào ngày 30 tháng Chạp năm Đinh Hợi)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *