Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tuyệt học và tuệ mạng phải bắt đầu truyền từ chúng ta

A Di Dà Phật
Nỗ lực học tập, chúng ta học tập. Lúc nhỏ chưa học không biết, không đáng trách, vì sao vậy? Vì cha mẹ không biết. Cũng không thể trách cha mẹ, vì ông bà đều không biết. Truyền thống văn hóa bị lãng quên chắc khoảng 200 năm nay, chúng ta có cái nhìn lệch lạc đối với nó, sinh ra hiểu lầm, không muốn học, ít nhất đã 100 năm. 100 năm chắc khoảng bốn đời.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết được điều này, trong bộ kinh này Đức Phật nói rằng, nói rất đúng trọng tâm. Ngài nói: “Tiên nhân bất thiện”, tiên nhân là cha me, ông bà mình, thậm chí là ông bà cố, họ không biết điều này. “Bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả”, không ai nói với chúng ta. Bây giờ cha mẹ chúng ta dạy con cái, đều dạy họ cạnh tranh, học theo người phương tây. Rất xa lạ, không biết gì về nền văn hóa nước nhà, cho nên không thể trách họ. Lời Đức Phật nói từ bi biết bao, trọng tâm biết bao. Trung thứ, phải tha thứ cho họ. Ngày nay chúng ta đã biết, nắm bắt thời gian để học tập bổ sung, bù đắp sự khiếm khuyết này. Như vậy chúng ta sẽ có năng lực truyền thừa, nhiệm vụ của lịch sử này, tuệ mạng của tổ tông. Cổ nhân nói là vì kế thừa tuyệt học của chư vị thánh hiền. Trong Phật pháp gọi là duy trì tuệ mạng Phật pháp. Ngày nay chúng ta phải gánh vác trách nhiệm này, tuyệt học và tuệ mạng phải bắt đầu truyền từ chúng ta. Ta phát tâm như vậy, liền được oai thần Tam bảo gia trì, tổ tông ban phước, tổ tông gia hộ. Chúng ta là truyền nhân của Tam bảo, là truyền nhân của truyền thống tam giáo Nho Thích Đạo, có làm được hay không? Người đầy đủ sức nhẫn nhục có thể làm được, trong kinh văn nói: “Nhẫn lực thành tựu”. Nhẫn được là thành tựu được, đây là pháp nhẫn của Bồ Tát. Người học Phật phải có thái độ như vậy.
“Nếu tôi không hiểu kinh này, không biết pháp này, vĩnh viễn không thành tựu bồ đề”. Chúng ta phải thường nói, nếu tôi không hiểu Tứ Khố, không hiểu Kinh Tạng, không biết pháp này, vĩnh viễn không chứng được bồ đề. Phải thường có tâm này, động viên chính mình. “Cho nên Bồ Tát cần cầu thỉnh giáo đọc tụng’, nỗ lực tinh tấn, cầu học!
Ngày xưa cầu học có thầy, tầm sư hỏi bạn. Ngày nay thầy không có, có thể không tìm được người cùng chí hướng. Nhưng ngày nay có phương tiện khác, phương tiện khác với cổ nhân, những kinh sách này rất dễ có được. Phương tiện khác là kỹ thuật in ấn phát triển, ngày xưa không có thuật in ấn, sách phải viết tay. Viết tay, quý vị thử nghĩ xem, suốt đời viết được bao nhiêu. Điều này quá khổ, mà còn khó tìm. Lúc đó số lượng sách quá ít, đi đâu để tìm được sách, nên phải viết ra một cuốn.
Hiện nay không cần lo điều này, Đại Tạng Kinh, Tứ Khố Toàn Thư, người thời xưa không dám mơ tưởng, trong nhà ai mới có được bộ Đại Tạng Kinh? Tôi nói với chư vị đồng học, lúc còn trẻ, hai mươi mấy tuổi tôi mới biết, tỉnh An Huy chúng tôi, một tỉnh, có bao nhiêu bộ Đại Tạng Kinh? Hai bộ rưỡi, chỉ có hai bộ hoàn chỉnh, còn một bộ thiếu. Quý vị thử nghĩ xem, văn hóa tỉnh An Huy được coi là không tệ, có văn hóa cao. Có Tứ khố Toàn Thư chăng? Không có Tứ Khố. Đương thời Tứ Khố tổng cộng chỉ viết được bảy bộ, quốc gia để ở bảy nơi. Nếu ta muốn xem Tứ Khố, ở quê tôi phải đến Nam Kinh, hoặc là đến Hàng Châu, ở đó có một bộ, phải đến đó để chép. Nguyên bản là viết tay, sách này không được mượn ra bên ngoài.
Hiện nay rất tiện lợi, trong Tịnh tông học viện nhỏ bé này của chúng tôi, ở đây chúng tôi có mười bộ Đại Tạng Kinh khác nhau, có mười bộ Tứ Khố Toàn Thư. Quý vị nói ngày xưa ai dám mơ tưởng, không dám tưởng tượng. Điển tịch có được quá dễ, hiện nay không cần sao chép cực khổ, có người còn viết sai, viết sót, đây là chuyện thường xảy ra. Hiện nay máy pho to, vi tính phương tiện biết bao, những thứ ta cần có thể đưa từ trong Tứ Khố vào vi tính, in ra giống như bản gốc vậy.
Về phương diện này tiện lợi hơn cổ nhân rất nhiều, vấn đề là chúng ta phải có tinh thần, sức nhẫn nhục, kiên trì học tập như cổ nhân, như vậy là thành công. Hiện nay có người thành công chăng? Có, tôi từng thấy. Tôi còn nghe có mấy người, chưa gặp mặt, đều qua mạng internet, qua truyền hình vệ tinh. Họ nắm bắt được một bí quyết, chính là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, mười năm, tám năm họ thành tựu.
Đương nhiên trong này, quan trọng nhất là hoàn cảnh tu học. Bản thân việc gì có thể không nghe không hỏi, để tâm an định tại đây, đọc sách mười năm. Có người hộ trì, mọi nhu cầu trong cuộc sống có người chăm sóc, đi đâu để tìm cầu điều này? Chăm sóc thời gian ngắn thì dễ, không có người chăm lo thời gian dài, như vậy làm sao thành tựu?
Chư vị đồng học đều biết, tôi theo học với ba vị thầy. Sau khi học xong, nếu không có sự quan tâm suốt 30 năm của bà Hàn Anh, không có tôi như ngày hôm nay. Không phải hoàn tục, thì cũng làm những công việc về kinh sám Phật sự, không thể đến nay vẫn còn nghiên cứu kinh điển, cùng nhau chia sẻ với mọi người. Tôi cảm nhận được một cách sâu sắc, người hộ pháp rất quan trọng. Không có người hộ trì, ta rất khó thành công. Có người hộ trì, bản thân mình phải tinh tấn, kiên trì, nhất định thành công.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 289)
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *