Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tự tư tự lợi nhất định không thể vãng sanh

Niệm Phật ba ngày ba đêm bèn vãng sanh
Tối hôm qua tôi đi thăm hội trưởng Lý, ông ấy nói với tôi cuối tháng trước ông dẫn đoàn đi lên núi lễ Phật, tham bái, đoàn này có hơn 100 người, đều là người niệm Phật, đều là người niệm Phật rất tinh tấn. Kết quả là trong đoạn đường lên núi lễ Phật, nhìn thấy khởi tâm động niệm của đồng tu đều là tự tư tự lợi. ông ấy nói lúc ăn cơm có người còn chọn chỗ ngồi.
Hội trưởng nói: “Tại sao anh lại ngồi chỗ này?”
Anh ấy nói: “Vị trí này an toàn”
Hội trưởng nói: “Cái gì an toàn?”
Anh ấy nói: “Bên đó có người bê món ăn, bê canh lên không cẩn thận làm dơ quần áo, bên này sẽ không bị. Hội trưởng, anh cùng ngồi bên này đi”
Hội trưởng nói: “Anh nhất định không thể vãng sanh”
Tại sao vậy? Từ chỗ này mà nhìn ra được, tự tư tự lợi. Phật Bồ Tát đem chỗ tốt nhường cho người khác, khổ nạn thì chính mình đón nhận, người như vậy nhất định có thể vãng sanh. Nơi nơi đều kiếm lợi, người như vậy niệm Phật nhiều hơn đi chăng nữa, hội trưởng Lý cũng nói: “chắc chắn anh sẽ không vãng sanh”. Chúng ta thường nói khởi tâm động niệm đều vì bản thân là phàm phu, người có khởi tâm động niệm đều vì người khác là Bồ Tát, mê mờ hay giác ngộ đều là nhìn vào điểm này.
Đi lên xe buýt, vừa mới lên là phải đi chiếm chỗ tốt ngồi. Thế nên từ những điểm này mà xem đều không biết nghĩ tới và chăm sóc những người lớn tuổi. Quý vị xem cư sỹ Lý, ông ấy luôn đi sau người khác, không đi trước người khác, cái mà ông ấy có được là sự tôn kính của quần chúng dành cho ông, nơi nào cũng vì người khác. Nơi nào cũng nghĩ tới chính mình, toàn chiếm chỗ có lợi, đẩy người khác xuống. Không tệ, quý vị có thể chiếm được cái lợi trước mắt, ngày sau luân hồi phải trải qua, ngày tháng trong tam đồ phải trải qua. Có thể ở trong một đời này, nơi nào cũng nhường người khác, đều đi phía sau người khác, trước mắt thì thấy có vẻ thiệt thòi, tương lại nhất được sanh nơi đất Phật. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, phải hiểu được sự thực này, phải có thể tha thứ cho hết thảy lỗi lầm của mọi người, không nên trách cứ người khác.
Thực tình mà nói, chúng ta không có tư cách trách cứ người khác, tại sao vậy? Chính bản thân chúng ta có lỗi lầm, chính mình không có lỗi lầm mới có thể trách cứ người khác. Ai mà không có lỗi lầm? Phật không có lỗi lầm. Thế nên Bồ Tát gặp người đều rất khiêm tốn, tại sao vậy? Đẳng giác Bồ Tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, các ngài còn có tâm hổ thẹn. Như Lai quả địa mới không có lỗi lầm, nhưng mà chư Phật Như Lai trách cứ người khác đều vô cùng từ bi, chúng ta học Phật phải học từ những chỗ này.
Trích lục từ bài giảng: “THáI THượNG CảM ứNG THIêN”
(TậP 67)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *