Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật

Phật ngồi đài sen
1. Làm sao để hóa giải và đối phó những thiên tai (như dịch bệnh…)? Chính là một câu tổng nguyên tắc chung, dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, cải tà quy chánh. Giữ tâm tốt, nói lời hay, hành việc thiện và làm người tốt là được. Chúng ta còn có thọ mạng, chắc là chưa ra đi lúc này. Sau khi thiên tai qua đi, chúng ta vẫn còn lưu lại. Nếu số mệnh là như thế thì có cộng nghiệp sẽ ra đi trong thiên tai cùng với một số người khác. Tuy đi cùng một lần nhưng mỗi người đến một nơi khác nhau, tôi đến thế giới Cực Lạc, là việc rất tốt. Cho nên bất cứ thiên tai nào cũng không kinh không sợ, tâm luôn an định, lấy bất biến (tâm như như bất động) ứng vạn biến. Đầu óc bình tĩnh, niệm rốt ráo một câu Phật hiệu (A Di Đà Phật), để A Di Đà Phật trong tâm. Thường nghĩ rằng tâm ta tức A Di Đà Phật, A Di Đà Phật tức là tâm ta, như vậy mỗi câu Phật hiệu đều có cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà. “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”, như vậy làm gì có lý không vãng sanh!
Sanh đến thế giới Cực Lạc thì tất cả đều viên mãn, cho nên đây là việc tốt. Nhắc nhở chúng ta, khuyến khích chúng ta, đốc thúc chúng ta buông bỏ vạn duyên, nhất tâm hướng đạo. Nhất tâm hướng đạo chính là nhất tâm niệm Phật. Tuân thủ phương pháp niệm Phật mà Bồ Tát Đại Thế Chí dạy cho chúng ta, “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh tâm niệm Phật liên tục)”. Đô nhiếp lục căn là thu lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) từ cảnh giới bên ngoài trở về, thu hồi nhãn căn từ sắc, nhĩ căn từ âm thanh, lục căn duyên với sáu trần bên ngoài. Phải duyên bên trong, bên trong là gì? Bên trong là tự tánh (chơn như bổn tánh). Ở mắt là tánh thấy, ở tai là tánh nghe. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng phương pháp này, “phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo”. Bồ Tát Quán Thế Âm thành Phật như thế nào? Là ngài tu phương pháp này mà thành Phật. “Đô nhiếp lục căn” chính là “phản văn văn tự tánh”. Nhãn phản quán, quán tự tánh tức là minh tâm kiến tánh. Tịnh niệm tương tục là dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp. Hai câu này nói thì dễ nhưng làm rất rất khó. Niệm Phật chưa đến một cây hương mà trong đo có rất nhiều vọng niệm xen tạp, khiến công phu niệm Phật bị phá hoại. Điều này không nên nôn nóng, càng nôn nóng càng hỏng việc. Đó là gì? Từ đây quý vị có thể nhận ra rằng, tâm của mình tán loạn biết bao.
Bình thường ta không phát giác được, đến khi niệm Phật liền phát hiện ra điều này, tại sao tâm lại loạn như vậy, sao vọng tưởng (vọng niệm) lại nhiều như vậy? Bây giờ mới phát hiện. Lúc này nên làm thể nào? Đừng để ý tới nói, mặc kệ nó. Tâm chú ý vào danh hiệu Phật, không quan tâm đến tạp niệm. Lâu ngày vọng niệm sẽ ít đi, ngày càng ít, như vậy sẽ chứng minh công phu của quí vị ngày càng tiến bộ. Nỗ lực niệm hy vọng có thể trong một năm tạp niệm giảm ít đến mức độ thấp nhất. Niệm Phật một tiếng có khoảng một hai tạp niệm, được, không thể có quá nhiều. Hai tiếng đồng hồ có năm ba tạp niệm cũng được, như vậy công phu cũng không tệ. Tạp niệm từ đâu mà có? Đều từ tự tư tự lợi mà có, cho nên bình thường dùng tâm, tâm lượng phải mở rộng, không nên chỉ nghĩ đến mình, nghĩ nhiều đến thế giới Cực Lạc, “nhớ Phật niệm Phật hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật”, đây là việc tốt.
Nên nghĩ nhiều đến thế giới Cực Lạc, nghĩ nhiều đến A Di Đà Phật, cũng có thể nghĩ nhiều đến những chúng sanh khổ nạn. Thấy chúng sanh chịu khổ chịu nạn như vậy tâm từ bi liền sanh khởi. Tự mình nhất định nên biết, hiện nay chúng ta không có năng lực giúp họ, chỉ còn cách mau về thế giới tây phương Cực Lạc. Ở thế giới Cực Lạc đã thành tựu, tự mình có trí huệ, có năng lực, có thần thông rồi, thì lên thuyền từ trở lại độ những chúng sanh đau khổ này vẫn còn kịp, điều này không thể không biết, cho nên tâm phải dừng lại ở chân lý, cũng có thể nói tâm trụ nơi chân lý bất động.
2. Vãng sanh trong thượng phẩm của hạ bối liền tự tại. Họ muốn lúc nào đi thì lúc đó đi (hoặc muốn ở lại bao lâu cũng được), không bị chút ngăn ngại nào. Đứng để đi, ngồi để đi, rất thong dong! Quí vị xem công phu này chúng ta có cần luyện hay không? Nếu như thực sự muốn luyện công phu này, không có gì khác ngoài việc xem nhẹ thế duyên (duyên thế gian). Quí vị liền có thể nâng cao đến công phu này. Không nên coi trọng thế gian này quá. Nhất định phải hiểu được thế gian này, tất cả đều là như trong Kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng (Phàm có tướng đều là không thật)”, “Tất cả pháp hữu vi (Tất cả pháp thế gian) như mộng, huyễn (giả) như bào (bọt) ảnh (bóng)”. Quí vị có thể quán như vậy là đúng rồi. Phiền não tuy chưa đoạn có thể giúp quí vị đè nén phiền não, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không có gì nữa cả, vậy quí vị thành công rồi. Ngoài A Di Đà Phật ra vẫn còn có ý niệm khác, đó gọi là xen tạp, phá hoại mất công phu của quí vị. Phương pháp niệm Phật này, Đại Thế Chí Bồ Tát nói rất tuyệt, chỉ có 8 chữ “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đều nhiếp sáu căn, quí vị xem nhẹ tất cả các sự duyên, tự nhiên liền nhiếp hết sáu căn. Vì sao vậy? Vì tham sân si nhẹ hóa rồi, không phải không có, có tham sân si nhưng rất ít. Một câu danh hiệu Phật làm tăng thượng duyên cho quí vị. Tham sân si của quí vị tuy có, nhưng nó không khởi tác dụng. Quí vị nhìn thấy tướng cảnh giới bên ngoài, quí vị khởi tham ái, câu A Di Đà Phật này liền chuyển trở lại, ý niệm kia không còn nữa, chuyển thành A Di Đà Phật rồi. Nhìn thấy điều không như ý, trong lòng không vui lắm, một câu A Di Đà Phật làm toàn bộ đều trở lại với A Di Đà Phật. A Di Đà Phật giải quyết tất cả.
Những tạp tâm, vọng niệm của quí vị chỉ một câu A Di Đà Phật thay thế hết. Dùng một niệm hàng phục tất cả vọng niệm. Quí vị làm thành công rồi, đó gọi là công phu thành phiến. Quí vị chắc chắn sẽ vãng sanh được. Mà còn gì nữa? Mà quí vị còn có thể tùy thời mà đi. Muốn lúc nào đi thì lúc đó sẽ đi. Đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, tùy ý quí vị. Quí vị muốn dùng phương thức nào thì dùng phương thức đó, như ý quí vị muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *