Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thuận cảnh cũng được, nghịch cảnh cũng tốt

Tu sửa thế nào vậy? thuận cảnh không sinh tâm hoan hỷ - HT Tịnh Không
Trong cuộc sống hằng ngày, bất luận là hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng được, nghịch cảnh cũng tốt. Xung quanh chúng ta, người thiện cũng tốt, người ác cũng tốt, đều có thể duy trì chánh niệm (niệm Phật), không bị ngoại cảnh bên ngoài quấy nhiễu, như vậy chắc chắn được vãng sanh. Đó là gì? Bất luận trong hoàn cảnh nào, đều là A Di Đà Phật. Ngoài Phật A Di Đà ra, không có bất kỳ ý niệm nào khác. Cũng không nghĩ đây là người thiện, kia là người ác đều không nghĩ.
Người thiện, A Di Đà Phật; người ác, cũng là A Di Đà Phật. Thuận cảnh A Di Đà Phật; nghịch cảnh cũng A Di Đà Phật, như vậy không có niềm vui nào bằng. Niệm Phật như vậy gọi là công đức thành phiến. Người niệm Phật còn chuyển theo cảnh giới, phiền phức này rất lớn. Thuận cảnh thì tâm sanh hoan hỷ, trong nghịch cảnh có oán hận. Niệm Phật như thế chẳng thể đến được thế giới Cực Lạc, dù niệm suốt đời, đời sau vẫn trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Không thể không biết điều này! Cho nên tiêu chuẩn trong Kinh (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) trên đề Kinh nói một cách rất rõ ràng, tiêu chuẩn là gì? Là thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Thanh tịnh, bình đẳng, giác chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là thanh tịnh, bình đẳng, giác. Vì thế chúng ta niệm Phật phải làm cho tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, giác mà không mê của mình hiển lộ ra, như vậy liền được vãng sanh. Cần thời gian bao lâu? Mỗi người căn tánh không giống nhau. Người lợi căn thì vài ngày, vài tháng là thành tựu. Người căn tánh kém hơn một chút từ Vãng Sanh Luận, từ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục chúng ta thấy đa phần không quá ba năm có thể đến được cảnh giới này.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *