Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đọc kinh mỗi ngày sẽ chẳng xen tạp

Địa Tạng Bồ Tát
Mỗi ngày đọc kinh, đọc một biến, hoặc hai biến. Lúc đọc kinh nhất định ghi nhớ phải dùng tâm chân thành, tâm cung kính, nhất định phải chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn. Chẳng gián đoạn là một lần phải đọc trọn bộ kinh, đừng chia ra nhiều đoạn. Phân chia ra nhiều đoạn thì sẽ xen tạp, hiệu quả sẽ thấp, thì sẽ kém rất nhiều. Lúc đọc kinh nhất định phải đừng bị bất cứ chuyện gì khuấy nhiễu, điểm này rất quan trọng. Nếu đọc kinh ở nhà, việc dễ khuấy nhiễu nhất là điện thoại, lúc đọc kinh thì tốt nhất nên tháo dây điện thoại ra, đừng để bất kỳ người nào khuấy nhiễu bạn, lúc đọc cứ bị gián đoạn hoài, cách đọc kinh như vậy là giúp bạn làm quen, làm cho chúng ta đọc kinh từ từ trở nên quen thuộc, trong thời gian luyện tập, chẳng có tác dụng gì lớn lắm.
Ðọc kinh cần phải không xen tạp, không gián đoạn, cũng giống như giao chiến, chẳng phải là luyện tập, nhất định yêu cầu phải được công đức, hiệu quả chân thật. Do đó phải biết lúc bình thường tập luyện lại là một chuyện khác. Bình thường đọc nhiều là để tập cho quen, lúc đó gián đoạn thì không sao, có chuyện phải làm, lúc rảnh rỗi thì đọc một đoạn, thường đọc thì sẽ quen thuộc hơn. Sau khi quen thuộc, tới khi tu hành chân chánh thì lúc đọc kinh mỗi ngày nhất định không thể bị khuấy nhiễu.
Ðọc kinh. Lúc trước tôi đã từng nói với chư vị nhiều lần, Giới Ðịnh Huệ Tam Học hoàn thành cùng lúc; việc đọc kinh này cũng là Giới Ðịnh Huệ Tam Học hoàn thành cùng lúc, do đó việc này thuộc về công phu tu hành, công đức tu học, chẳng giống với đọc kinh lúc bình thường. Do đó có thể biết lợi ích của sự đọc kinh này còn lớn hơn công đức giảng kinh.
Giảng kinh nói thật ra là tu phước, chẳng phải công đức; đọc kinh là công đức, giảng kinh là phước đức. Trong công đức có phước đức, đó là một cảnh giới khác, cổ đức thường nói tùy văn nhập quán, đó là công đức. Bạn giảng đoạn kinh văn này, thực sự nhập vô cảnh giới, đó là công đức; nếu chẳng nhập vào cảnh giới này thì là phước đức. Do đó có thể biết, [công đức hay phước đức là] ở tại cá nhân mỗi người.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
Quyển Thượng. PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 22-Tr – -532-533)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *