Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tại sao con người không thể thành Phật?

Tại sao con người không thể thành Phật?
Tại sao con người không thể thành Phật? Vì không biết lợi ích chúng sanh, ngày ngày nói vọng ngữ.
Quý vị nghĩ xem mình tạo nghiệp nặng biết bao. Không học Phật không tạo nghiệp này, khi đã học Phật mỗi ngày đều nói dối, nói dối ai? Dối mình, dối Phật Bồ Tát, dối chúng sanh. Mỗi ngày đều nói, nói dối thế nào? Trong hai thời kinh sáng tối, không phải là đọc: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ ư? “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ là muốn lợi ích chúng sanh, nhưng vẫn tự tư tự lợi, tham thú danh văn lợi dưỡng. Trong miệng nói chúng sanh vô biên thề nguyện độ, trên thực tế không có tâm độ chúng sanh, chỉ có tâm chiếm lợi ích. Mỗi niệm muốn đều chiếm lợi ích của chúng sanh, mỗi niệm đều gạt chúng sanh, để nuôi dưỡng bản thân, không phải làm điều này sao? Khởi tâm động niệm tổn người lợi mình, điều này trái 180 độ với “lợi ích chúng sanh cúng dường”. Người niệm Phật đến sau cùng không thể vãng sanh, quý vị có thể trách ai? Tất cả đều trách mình dùng tâm sai, phải cố gắng phản tỉnh. Mỗi thời kinh sáng, mục đích của thời kinh sáng là nhắc nhở mình, ngày hôm nay tôi không được quên giáo huấn của đức Phật. Thời kinh tối là phản tỉnh chính là sám hối. Trong ngày hôm nay, những gì làm sai, những gì làm đúng. Làm đúng, phải cổ vũ chính mình, ngày mai tiếp tục làm. Làm sai, ngày mai nhất định không làm nữa. Phải đoạn ác, phải tu thiện, phải thừa nhận tập khí của mình nặng. Phiền não nặng, tập khí nặng, tự mình nhất định phải thừa nhận, hữu ý hay vô ý phạm sai lầm. Kinh Phật đọc hằng ngày nhưng quên mất cảnh giới hiện tiền. Họ không phải không biết. Biết, phải chăng là biết rõ mà cố phạm? Cũng không phải. Tập khí đang làm chủ, tập khí đang thao túng, chính mình không biết làm sao. Đây gọi là nghiệp lực, tập khí chính là nghiệp lực, nghiệp lực không thể nghĩ bàn, y giáo phụng hành có thể đối trị nghiệp lực.
Đệ Tử Quy là nói về giới luật, giới căn bản. Có Đệ Tử Quy, có Cảm Ứng Thiên, sẽ thực hành được Thập Thiện Nghiệp Đạo, không khó. Ngày nay không hành được Thập Thiện Nghiệp Đạo vì không có Đệ Tử Quy, không có Cảm Ứng Thiên, nên Thập Thiện Nghiệp Đạo quý vị không thực hành được, không thể không coi trọng. Không coi trọng, đời này nhất định uổng phí, như vậy thật đáng tiếc. Trong luân hồi lục đạo, lần sau gặp được nhân duyên này, không biết đến kiếp nào. Trôi lăn trong luân hồi lục đạo, không biết chịu bao nhiêu khổ, không biết đến kiếp nào mới gặp được. Thế nên Đức Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp”. Đây là lời nói chân thật, được thân người, được nghe Phật pháp không dễ! Trong đời này nắm chặt, nắm vững, sẽ thành tựu được ngay trong đời này. Đây là chỗ đáng quý của thân người và Phật pháp, phải buông bỏ triệt để.
Biết được lục đạo, mười pháp giới là giả không phải thật. Vì không biết điều này nên không buông bỏ được. Hiện nay chúng ta có biết chăng? Không biết, chỉ nghe nói, nghe nói rồi sao? Không tin. Nhiều nhất là lấy lòng quý vị, nói lời dễ nghe, bán tín bán nghi, nhưng trên thực tế là không tin. Không có nghi hoặc, không tin, tuyệt đại đa số đều trong cảnh giới này. Làm sao biết họ tin? Họ thực hành, đã tin. Người học Phật biết thực hành có mấy người? Người thực hành chính là Bồ Tát, người tự mình thực hành, nhất định ảnh hưởng đến gia đình họ. Nói cách khác, người trong gia đình họ đều y giáo phụng hành, họ làm 100 phần trăm, người nhà họ làm 50 phần trăm, 20 phần trăm nhưng luôn làm theo, họ dẫn đầu.
Nếu họ kinh doanh công ty hàng hiệu, toàn bộ nhân viên của họ đều làm theo, đây đều là thật không phải giả. Trong các đồng học chúng ta cũng có người đang làm thí nghiệm, làm ra thành tích rất tốt, nên người dẫn đầu đó là Bồ Tát, người đó rất quan trọng! Không có người lãnh đạo tốt, không làm nỗi.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 439 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *