Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phá hoại công đức chính mình

Phá hoại công đức chính mình - HT Tịnh Không
Ngày nay nói đến việc dạy học, thật sự chỉ có nhà Phật còn giữ lại chút nề nếp, học sinh và thầy giáo còn có chút lễ phép, trường học không còn nữa. Ở trường thầy giáo lên bục giảng, học sinh nằm ra ghế, chân gác lên bàn. Chúng tôi nhìn thấy, điều này không phải giả, hành vi này rất thường xảy ra. Thầy cô giáo ở trường cũng không ngăn cấm, không quản, cũng không quản nổi. Chúng có thể ngồi học ở đây một tiếng là giỏi lắm rồi.
Thế nên trong quốc độ Chư Phật, so với thế giới Cực Lạc, thì thế giới Cực Lạc quá thù thắng, hiển lộ sự thù thắng vô cùng, đây là sở nguyện Phật Di Đà khi cầu đạo. Sở nguyện chính là ngài phát ra 48 lời nguyện, tích lũy công đức nghĩa là ngài tu hành năm kiếp, như vậy mà thành tựu.
Vô Lượng Thọ Phật, ban bố ân đức khắp mười phương, vô cùng vô cực. Điều này là thật, không phải giả. Ngài bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, đều là không cùng cực, vô cùng vô cực. Sâu rộng vô biên, nói không cùng tận. Đối tượng là mười phương thế giới, không có sai khác. Đối với tất cả chúng sanh, chúng sanh tạo ác nghiệp, chỉ cần họ quay đầu thì đều đối đãi bình đẳng, không có chút sai biệt nào. Điều này đến đâu để tìm? Tìm không thấy.
Chư vị đồng học Tịnh tông, cùng nhau tu học, nhất định phải học tập. Nghe rõ ràng, nghe minh bạch và nhớ kỹ, khi ở nhà phải thực hành. Trong nghề nghiệp phải làm hết trách nhiệm của mình. Trong xã hội, khi giao tiếp với đại chúng, cũng như vậy, yêu thương khắp pháp giới. Nòng cốt của Phật Di Đà chính là từ bi, là yêu thương, chắc chắn không có hơn thua, tâm rất chân thành. Chúng ta nói cung kính yêu thương hết thảy, quan hoài hết thảy, chiếu cố tất cả, phục vụ cho tất cả chúng sanh. Giúp mọi người phá mê khai ngộ, giúp mọi người tu học Tịnh độ, quy y Phật Di Đà. Lợi ích mà chúng ta đạt được, hy vọng mọi người đều có thể đạt được, tuyệt đối không phải mình đạt được, chứ không mong người khác đạt được. Người khác kém hơn tôi, tôi hơn người khác. Nên biết rằng, ý niệm này chướng ngại việc vãng sanh. Người niệm Phật nhiều, nhưng người vãng sanh ít, do nguyên nhân gì? Đều do những ý niệm này tạo ra, phá hoại công đức chính mình. Chướng ngại chen vào nhân duyên thù thắng của mình với Phật Di Đà, chướng ngại nghiêm trọng chính là không thể vãng sanh.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 453.
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *