Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Những người niệm Phật vãng sanh phần lớn thân thể đều mềm mại

🌸 Có một số người vãng sanh thân thể mềm mại, đại khái những người niệm Phật vãng sanh phần lớn thân thể đều mềm mại, đây là tướng tốt. Ngược lại, có một số người thân thể cứng đờ, nguyên nhân là gì? [Khi chết mà] kinh hoàng sợ hãi thì thân thể sẽ cứng ngắc; khi chết rất tự tại, một chút sợ hãi cũng không có thì thân thể của họ sẽ mềm mại. Do đó, chúng ta từ cơ thể người mất thì sẽ biết được tình trạng lúc họ ra đi, nếu họ ra đi nhẹ nhàng thì nhất định không đọa ác đạo. Khi họ ra đi rất tự tại, rất an tường, rất rõ ràng, thần trí sáng suốt thì chắc chắn sẽ không đọa ác đạo, lúc đó niệm Phật nhất định vãng sanh. Thế nên, khi tiễn đưa người vãng sanh thấy được những tướng lành này, đạo lý là ở chỗ này.
Nếu như không tin Phật pháp, không gặp được thiện tri thức; lúc lâm chung gặp được thiện tri thức là đại phước báo, lúc này nếu có người nhắc nhở họ, giúp họ, dẫn dắt họ niệm Phật, cho dù cả đời có tạo ác nghiệp nặng cũng không sợ, đều có thể vãng sanh, đó gọi là đới nghiệp vãng sanh; chỉ sợ lúc đó không có người giúp họ, lại có người quấy rối họ, người thân quyến thuộc lại khóc, lại ồn ào, vậy thì xong luôn, đây là chướng ngại lớn.
🌸 Bốn câu sau là nói về tình trạng của họ: “Minh minh du thần”, đây chính là hồn phách của họ, trong Phật pháp gọi là a-lại-da thức, người thế tục gọi là linh hồn. “Du thần” chính là linh hồn, nhà Phật gọi là “du thần” rất chính xác. Gọi bằng linh hồn là lời tâng bốc, tại vì sao? Chắc chắn không “linh”, nếu nó “linh” thì làm sao có thể vào tam ác đạo được? Nó vào tam ác đạo, do đó có thể biết nó không “linh”. Trong Kinh Dịch, lời của Khổng Lão Phu Tử nói cũng rất có đạo lý, ngài gọi bằng “du hồn”, ở đây chúng ta gọi là “du thần”, gọi như vậy rất có đạo lý. Bởi vì tốc độ của nó rất nhanh, phiêu dạt không định, đích thật là du hồn. Trong Kinh Dịch nói “du hồn vi biến”, “biến” nghĩa là người đó đi đầu thai, họ lại thay đổi một thân thể khác. Thần hồn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, lúc đó chân thật là “trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc”, ngu dốt đần độn, trong bốn mươi chín ngày là tình trạng như vậy, thông thường chúng ta gọi là “thân trung ấm”, do đó thân trung ấm là mê hoặc, ngu đần.
🌸 A Di Đà Phật.
🌸 Pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
🌸 Cung kính trích: ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN KINH – Tập 27

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *