Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người đồng tâm này, tâm đồng lý này

Sự hiện diện của Táo Thần trong Kinh Địa Tạng
Trong Hội Sớ có một đoạn như thế này: những người sát sanh, đời đời cùng sanh, hai bên hại nhau, báo thù oán hận đó. Người sát sanh. Dưới đây Niệm Lão lại có giải thích, ví dụ như người bị giết vì đòi nợ mạng, ắt sẽ truy tìm oan gia đối đầu. Họ muốn tìm người này, đồng thời xuất hiện trên thế gian họ mới có thể báo đền được. Nên oan gia trái chủ “cùng sanh theo nhau”, họ lại đến rồi. Đời này người giết cừu, đời sau người chết làm cừu, cừu chết làm người, con cừu này lại bị người giết. Lại giống như mèo chết làm chuột, chuột chết lại trở thành mèo, mèo ăn chuột. Đời sau chuột lại trở thành mèo, nó lại trở thành chuột lại bị mèo ăn mất, đây là oan oan tương báo.
“Đời đời cùng sanh, đòi nợ đền mạng”. Sự việc này không thể làm. Nên nói càng phải báo đền. Vì vậy người đòi nợ luôn luôn báo thù quá nặng. Họ sẽ không đòi đến mức vừa đủ, họ luôn muốn đòi nhiều hơn một chút. Như vậy “lại kết oan mới”. Oan càng kết càng sâu, thực sự là không ngừng không dứt. Những sự việc này chúng ta đều có phần hết, đều làm những việc này. Không học kinh Phật không biết được, sau khi học rồi, ngày ngày đều phải nghĩ đến việc trả nợ, nhất định đem công đức tu tập của bản thân, hồi hướng cho những oan thân trái chủ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, phải hồi hướng. Bất luận là cố ý hay vô ý tạo những nghiệp đó, vì sao vậy? Vì tương lai bản thân lúc vãng sanh không bị chướng ngại. Bày ra trước mắt chúng ta nhìn thấy người niệm Phật vãng sanh, luôn luôn nhìn thấy rất nhiều người áp vong, đều là đến đòi nợ, người đến đòi mạng làm chướng ngại.
Quí vị nợ mạng họ, họ nhớ rất kỹ, quá khứ quí vị giết hại họ, ngày nay họ đòi mạng. Quá khứ quí vị mắc nợ họ, họ đến đòi tiền, họ không để quí vị đi. Nhà Phật có phương tiện thiện xảo, có pháp sư, có đồng tu bạn tốt, nhìn thấy rồi đến hòa giải, giúp họ hòa giải, đối phương tiếp thu rồi, chướng ngại của họ sẽ không còn nữa. Chỉ cần có người xuất hiện hòa giải, tuyệt đại đa số đều tình nguyện hóa giải. Vì sao vậy? hiểu rõ rồi, giác ngộ rồi.
Năm xưa chúng tôi ở Singapore, Lâm trưởng của Cư Sĩ Lâm – Trần Quang Biệt, lúc vãng sanh chúng tôi có mặt, lão cư sĩ này tuy là tín đồ Phật Giáo, nhưng Phật Giáo là gì ông ta không biết, ông ấy ở Singapore cũng là người nổi tiếng, cũng là người giàu có, làm tổng giám đốc Ngân hàng, làm gì có thời gian để xem kinh, để nghe kinh? Không có.
Cuối đời sinh bệnh không thể đi làm ở nhà dưỡng bệnh. Lúc này cũng cảm thấy vô vị, đúng lúc gặp được tôi giảng kinh tại Cư sĩ lâm. Ông rất ít khi đến Cư sĩ lâm, khoảng một năm chỉ đi một lần, họp lớn ông mới đến, thời gian khác ông đều không đi. Nghe nói tôi giảng kinh ở đó, ông liền xin đĩa giảng với Lý Mộc Nguyên. Dường lúc đó còn chưa có đĩa, là phim cuốn, lúc đó là phim cuốn, đem về nhà mở ra xem. Ông xem rất chăm chú, mỗi ngày xem tám tiếng đồng hồ. Thật đúng là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Ngoài xem giảng ra, ông liền niệm A Di Đà Phật, hai năm. Ông nói với Lý Mộc Nguyên, ông sắp vãng sanh rồi. Lý Mộc Nguyên liền xin ông, ông không thể đi. Nhân sự của cư sĩ lâm chưa ổn định. Không có ông, cư sĩ lâm không thể duy trì được, yêu cầu ông ở lại thêm hai năm, ông đồng ý, cũng được! Vậy là ông sống thêm hai năm nữa. Ông cũng không nói lúc nào ông ấy đi.
Một hôm viết trên tờ giấy ngày tháng, tháng 8 ngày mấy tôi quên rồi, viết mười mấy lần, cũng không ai dám hỏi ông, cũng không hiểu nghĩa là gì, chính là ngày đó đi. Ba ngày trước, ông biết trước giờ đi nhưng ông không nói với ai, mà ông viết ở trên giấy, viết ra mười mấy ngày, ngày đó đi. Thời đó cư sĩ lâm vừa đúng lúc mở một lớp bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, có mười mấy vị đồng học. Mọi người bốn người một tổ luân lưu trợ niệm. Có một nhóm đồng học trợ niệm trở về, chúng tôi đều không hiểu, họ trở về rất bình thường. Trở về rồi, cư sĩ lâm có một vị cư sĩ bị hồn ma áp xác, nói họ là oan thân trái chủ của lão lâm trưởng, nhân số rất nhiều. Họ ấy nói họ nhìn thấy lão lâm trưởng niệm Phật vãng sanh vô cùng hoan hỉ, họ nói chúng tôi đến không phải là gây phiền phức, là đến quy y, cầu siêu độ. Vậy là mọi người chúng tôi đều yên tâm rồi. Họ cùng pháp sư đi đến cư sĩ lâm, thần hộ pháp của cư sĩ lâm cho phép họ đi vào.
Lúc đó tôi đang giảng kinh ở HongKong, điện thoại cho tôi, tôi liền nói với ông ấy, có thể, làm quy y cho họ. Mời họ vào giảng đường nghe kinh. Họ trả lời rằng: ánh sáng trong giảng đường sáng quá, có Phật quang, họ không dám đi vào. Cuối cùng yêu cầu hi vọng ở trai đường, nơi ngồi ăn cơm, là trai đường, ở trong trai đường đặt một cái ti vi lớn, họ muốn nghe Kinh Địa Tạng, muốn nghe Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, họ chỉ định hai bộ kinh này. Chúng tôi mở máy tại trai đường, họ ở tại trai đường nghe, hình như mở liên tục ba tháng, toàn bộ đều đi hết. Cho nên tâm chánh hạnh chánh cho dù là oan thân trái chủ, quí vị có thần hộ pháp thủ hộ, họ cũng không dám đến gây phiền phức. Nhìn thấy quí vị thực sự niệm Phật vãng sanh, họ hoan hỉ, họ cũng muốn cầu vãng sanh. Cho nên đến xin quy y, đến xin nghe kinh. Có câu: “người đồng tâm này, tâm đồng lý này”.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 521)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *