Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Như thế nào là trị gốc, là cứu cánh? nhất định phải học theo phật thích ca: ngày ngày giảng kinh, ngày ngày dạy học.

HT Tịnh Không: Là Trị Gốc, Là Cứu Cánh? Ngày Ngày Giảng Kinh, Dạy Học
Thế gian hiện tại có rất nhiều thiên tai động loạn, người người đều cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện là trị phần ngọn chứ không phải trị phần gốc, trị nhất thời không phải là cứu cánh. Như thế nào là trị gốc, là cứu cánh? nhất định phải học theo phật thích ca: ngày ngày giảng kinh, ngày ngày dạy học.
Sự cầu nguyện của ý thức tập thể nhân loại sẽ sản sinh ra năng lượng rất lớn, nhà khoa học nói với chúng ta sự cầu nguyện này có thể trì hoãn thiên tai, đẩy lùi nó. Có thể thiên tai chậm hoãn lại, nhưng không thể tiêu trừ được. Vì sao vậy? Vì tội nghiệp của quí vị vẫn còn. Giống như một tù nhân, tù nhân phạm tội, bị xử tử, vốn năm nay phải – trước đây Trung Quốc thi hành án tử hình đều là mùa thu, gọi là thu quyết – mùa thu năm nay phải chấp hành thu quyết, năng lực cầu nguyện này mọi người cùng đến cầu xin, cũng được, hoãn một thời gian, hoãn hai năm, sau hai năm lại thi hành. Tội vẫn còn, không phải đã tiêu trừ. Nhưng hai năm này anh ta lại thay đổi tệ hại hơn, lại tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, càng về sau tội nghiệp anh ta càng nặng. Nói cách khác, đến sau này quả báo đó vô cùng thê thảm, chẳng bằng quả báo đến sớm hơn một tí. Trả quả sớm hơn một chút, thì tội không đến nỗi nặng như vậy. Làm sao để có thể thực sự hóa giải được tội nghiệp? Tâm sửa đổi, thực sự sẽ hóa giải được tội nghiệp, thật sự sám hối, thật sự quay đầu, ngay nhà khoa học cũng kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta “bỏ ác làm thiện”, ý của câu này và nhà Phật nói đoạn ác tu thiện là cùng một ý nghĩa, buông bỏ tất cả những điều ác, gọi là đoạn ác. Tất cả điều thiện nên phát huy rộng lớn, bỏ ác làm lành. Thứ hai là “cải tà quy chánh”. Thứ ba là “đoan chánh tâm niệm”, niệm niệm trong tâm đều là thuần tịnh thuần thiện, như vậy thiên tai thực sự có thể hóa giải, không phải là trì hoãn, đó là thực sự hóa giải.
Vấn đề này, người trên thế giới này có chịu nghe lời khuyên hay không, có chịu làm hay không? Không làm! Người hiện nay kì quái, nghe lừa gạt chứ không nghe lời khuyên, khuyên họ họ không nghe, gạt họ họ lại nghe, cho nên họ không biết sám hối, không biết sửa sai, không biết quay đầu. Vậy thì thiên tai chắc chắn sẽ xuất hiện. Ngày nay có cầu nguyện tập thể đi nữa thì hiệu quả cũng không như ngày trước, ngày trước tâm cầu nguyện rất thành khẩn, tội khi đó cũng tương đối nhẹ, ngày nay tạo tội rất nặng, tâm cầu nguyện cũng không thành khẩn lắm, chỉ là may rủi. Tôi có thể sống thêm một ngày, sống thêm một năm, tâm lý tham cầu này, rồi cũng có ngày sự cầu nguyện của quí vị sẽ không hiệu nghiệm, không có hiệu quả, không có tác dụng nữa, thiên tai sẽ hiện tiền.
Cho nên lúc chúng tôi giảng kinh, cũng thường nhắc đến vấn đề này. Cầu nguyện là trị phần ngọn chứ không phải trị phần gốc, trị nhất thời không phải là cứu cánh. Như thế nào là trị gốc? như thế nào là cứu cánh? Dạy học. Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế, giảng kinh dạy học 49 năm, không có ngày nào không giảng kinh thuyết pháp cho mọi người. Ngày nay chúng ta gọi giảng kinh dạy học, người xuất gia có lý gì lại không giảng kinh! Thân của người xuất gia là thiên nhân sư, là thầy giáo của cõi trời cõi người, thầy giáo thì phải lên lớp, không lên lớp làm sao có thể gọi là thầy giáo? Công việc hộ pháp toàn nhờ cư sĩ tại gia. Quí vị xem Thế Tôn lúc còn tại thế, có lúc cũng tiếp nhận cúng dường của cư sĩ tại gia, các vị cư sĩ lễ thỉnh Thế Tôn, theo cách nói của chúng ta ngày nay là tổ chức một buổi hoạt động, giảng một chuyên đề có một số nội dung rất phong phú, phải mất mấy năm có thể mới giảng xong. Đó là đa đơn nguyên, như Bát Nhã hội, quí vị xem một hội Bát Nhã giảng 22 năm. Đó là toàn bộ Bát Nhã, bộ lớn nhất, trong một hội này lại chia thành rất nhiều hội nhỏ, mỗi hội nhỏ thời gian không bằng nhau, có hội một hai năm, có hội bốn năm tháng, không giống nhau. Giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm, dùng cách nói ngày nay là mở lớp dạy học, suốt đời Phật Thích Ca Mâu Ni làm công việc này, không xây dựng chùa chiền, bản thân không lập đạo tràng, nhưng tiếp nhận sự cúng dường của người khác, quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, họ có biệt thự, có hoa viên, cung cấp để Phật làm nơi giảng kinh thuyết pháp. Một đơn nguyên kết thúc, Phật liền đi nơi khác, rời xa nơi này. Mở pháp hội ở nhà họ, tất cả những công tác hộ trì, gia đình họ sẽ phái người đến làm, Phật và chúng đệ tử phân tòa thuyết pháp, phân tòa tức là hiện nay chia lớp, Mục Kiền Liên ngươi dẫn một lớp, Xá Lợi Phất ngươi dẫn một lớp, tổ chức những hoạt động này toàn là dạy học.
Ngày nay, trong một số chùa có pháp hội, kinh sám Phật sự, thời Phật không hề có. Phật pháp truyền đến Trung Quốc 2000 năm, trong thời gian 1000 năm đầu cũng không có, tự viện am đường của Phật Giáo Trung Quốc đều giảng kinh dạy học. Vì sao giảng kinh dạy học lại biến thành tụng kinh bái sám, cầu siêu độ? Lúc tôi mới học Phật, tôi đã có nghi vấn này. Tôi gặp một vị lão hòa thượng – Đạo An lão pháp sư, cũng là một pháp sư giảng kinh, vị hòa thượng này rất tốt với tôi, rất yêu thương, chúng tôi là hàng hậu bối, ngài lớn hơn tôi 20 tuổi, thuộc hàng phụ thân của tôi. Tôi liền thỉnh giáo Ngài vấn đề này, Ngài nói với tôi, Ngài nói vấn đề này, khoảng vào thời Đường Minh Hoàng mới bày ra, Đường Minh Hoàng cũng là một vị hoàng đế tốt, nhà Đường nổi tiếng nhất là niên hiệu Trinh Quán, Khai Nguyên. Đường Minh Hoàng thuộc niên hiệu Khai Nguyên, Đường Minh Hoàng thực lòng mà nói là thất bại trên tay Dương Quí Phi, Dương Quí Phi chưa vào cung, ông là hoàng đế tốt! Có thể sánh ngang với Đường Thái Tông, gặp Dương Quí Phi thì tiêu tan, tâm thay đổi, cho nên ông phải gặp nạn, An Lộc Sơn tạo phản, gần như là mất nước, mới giết Dương Quí Phi, Quách Tử Nghi bình định được cuộc động loạn này, quân dân tử thương rất nhiều. Minh Hoàng rất tốt, tại mỗi chiến trường kiến lập một ngôi chùa, gọi là Khai Nguyên Tự. ở Trung Quốc Khai Nguyên Tự rất nhiều, đều là kiến lập vào niên hiệu Khai Nguyên. Mục đích là gì? Là truy điệu tướng sĩ thường dân bị tử vong, có ý nghĩa truy điệu, một năm dường như là làm một lần hội truy điệu qui mô lớn, quốc gia dẫn đầu, để siêu độ cho những tướng sĩ trận vong. Nên về sau dân gian trong nhà có người qua đời cũng mời pháp sư đến làm lễ siêu độ, thỉnh thoảng thôi. Không ngờ về sau bị biến chất, tự viện am đường toàn là làm lễ siêu độ, giảng kinh dạy học không cần nữa, biến chất rồi. Dường như Đường Minh Hoàng là người đi đầu làm việc này. Đạo An Pháp Sư nói với tôi như vậy, rất có lý.
Thực sự đã hoàn toàn biến chất, tự viện am đường không giảng kinh, không tu hành nữa, có lẽ là từ thời Hàm Phong về sau, tức là thời Từ Hy Thái Hậu chấp chính, Hàm Phong Hoàng Hậu mất rồi, hoàng tử rất nhỏ – Đồng Trị – cho nên Từ Hy Thái Hậu buông rèm nhiếp chính, bà ta không coi trọng Phật Giáo, tự xưng là Lão Phật Gia, Phật Giáo suy đồi, suy đồi toàn diện, cũng có lẽ là do bà ta dẫn đầu, trên bảo thì dưới làm, đế vương không tôn trọng, người tôn trọng Phật Pháp càng ngày càng ít. Nghiệp này tạo nặng quá, không dùng luân lý đạo đức giáo hóa nhân dân, không dùng Phật Pháp giáo hóa chúng sanh, xã hội sẽ đại loạn, tai họa trên trái đất sẽ nổi lên.
Ngày nay thường nói là thảm họa tự nhiên, kỳ thực không phải tự nhiên, chúng sanh nghiệp lực sở cảm, nghiệp bất thiện, cảm ứng làm cho trái đất đâu đâu cũng tai họa. Làm sao để khôi phục lại trật tự, làm sao để khôi phục lại những tai họa ở trên trái đất này, làm cho nó bình thường trở lại? Không có cách nào khác, nhân tâm bình thường, hoàn cảnh bên ngoài sẽ bình thường lại, điều này trong kinh Đại Thừa thường nói cái đạo lý “cảnh tùy tâm chuyển”. Tất cả pháp từ tâm tưởng mà sanh, điều này là Phật nói, là nguyên tắc nguyên lý vô cùng quan trọng. Tâm chúng ta thiện, xã hội sẽ thiện, cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa không có thứ gì là không thiện. Tâm chúng ta bất thiện thì chẳng có thứ gì là thiện cả. Thế giới Cực Lạc đẹp đẽ như vậy, cũng chẳng có gì khác, Phật A Di Đà thiện, những vị Bồ Tát vãng sanh Thế giới Cực Lạc đều thiện, hơn nữa Phật A Di Đà ở Thế giới Cực Lạc ngày ngày giảng kinh dạy học, không gián đoạn một ngày nào, không học tập với Phật Bồ Tát, không học tập với Thánh nhân, chúng ta học tập với ai? Ngày nay toàn thế giới học tập theo ti vi, học tập theo internet. Internet và ti vi dạy con người cái gì? Dạy bạo lực, tình sắc, sát đạo dâm vọng. Kiểu giáo dục này là giáo dục hủy diệt thế giới. Không những hủy diệt xã hội, mà còn hủy diệt trái đất. Tán thán nền giáo dục này, ủng hộ nền giáo dục này, vậy quí vị là hộ pháp của họ, giúp đỡ ti vi, giúp đỡ internet hủy diệt thế giới, hủy diệt trái đất, chỉ làm những việc đó.
Ngày nay người học theo Phật ít, trên bề mặt, người học Phật rất nhiều, trên thực tế người thực sự tin Phật rất ít. Mục đích học Phật sai rồi, xây chùa cho nguy nga tráng lệ, ngày ngày đi lễ Phật, cầu cái gì? Cầu thăng quan, cầu phát tài, cầu danh văn lợi dưỡng, cầu ngũ dục lục trần, cầu những thứ này, không phải cầu đạo!
Đạo là gì? Trên đề kinh của chúng ta có nhân có quả, nhân là thanh tịnh bình đẳng giác, quả là Đại Thừa vô lượng thọ trang nghiêm. Đại Thừa là trí huệ. Nói vô lượng thọ là bao hàm cả 12 quang ở trong đó. Trang nghiêm là chân thiện mỹ huệ, quả báo này thù thắng biết bao, quả báo này là Thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc chính là Đại Thừa vô lượng thọ trang nghiêm. Từ đâu mà có? Từ thanh tịnh bình đẳng giác mà có. Thanh tịnh bình đẳng giác là nhân, Đại Thừa vô lượng thọ trang nghiêm là quả báo. Ngày nay giáo dục của thế giới, từ mẫu giáo đến nghiên cứu sở, không giảng luân lý, không giảng đạo đức, không giảng nhân quả, không giảng tôn giáo; giảng bạo lực, giảng sắc tình, giảng sát đạo dâm vọng. Chánh pháp không ai hộ trì, rất ít người biết họ được lợi ích rằng họ niệm Phật tương lai vãng sanh Tịnh Độ.
Xã hội hỗn loạn, trái đất bị tai họa, người tạo tác những nghiệp bất thiện này, họ phải gánh vác những quả bảo này. Nhân quả mỗi người, mỗi người gánh chịu, không ai có thể thay thế được.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 347)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *