Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Thứ lớp Tu Học – TĐ:150

Thấy Biết Như Thật và Thấy Tánh

Trích Đoạn Khai Thị – Trích đoạn từ các bài giảng của Lão Hòa Thượng Tịnh Không

Download TĐ:150- Thứ lớp Tu Học MP3 bấm vào

TĐ:150- Thứ lớp Tu Học

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK – tập, 090
Thời gian từ: 01h38m41 – 01h43m21

Đoạn hết tham, sân, si, mạn, nghi, tám mươi tám phẩm trong tam giới thảy đều đoạn hết, lục đạo sẽ chẳng còn. Lục đạo là giả, chẳng thật. Lục đạo giống như nằm mộng, quý vị đoạn được nó là tỉnh mộng. Vĩnh Gia đại sư nói rất hay: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (trong mộng rành rành phô sáu nẻo, giác rồi ba cõi rỗng toang hoang), tỉnh rồi. Tỉnh giấc là cảnh giới gì? Là tứ thánh pháp giới, vẫn còn ở trong mộng. Bởi lẽ, lục đạo là mộng trong mộng, sau khi ra khỏi lục đạo, từ trong mộng tỉnh giấc, vẫn thuộc về giấc mộng này. Vẫn phải đoạn nữa, số lượng [phiền não] cũng rất nhiều, kinh Hoa Nghiêm gọi chúng là “phân biệt”, phân biệt nhẹ hơn chấp trước, nhưng rất khó đoạn, vì sao? Quá nhiều! Quý vị thấy ý niệm phân biệt, niệm trước diệt, niệm sau liền sanh. Phân biệt được gọi là Trần Sa phiền não. Trần Sa là tỷ dụ rất nhiều, khởi tâm động niệm đều phân biệt. Đoạn phân biệt phiền não thì là Bồ Tát. Do vậy, trong tứ thánh pháp giới, chúng ta biết, Thanh Văn đoạn Kiến Tư, vẫn có tập khí Kiến Tư. Bích Chi Phật đoạn tập khí Kiến Tư, có Trần Sa phiền não. Đoạn Trần Sa phiền não, thành Bồ Tát, lại tiến cao hơn một cấp, nhưng vẫn có tập khí Trần Sa. Tập khí Trần Sa đoạn hết, sẽ thành Phật, tức là Phật trong mười pháp giới, là vị trí cao nhất trong mười pháp giới. Tuy thành Phật, hãy còn vô thỉ vô minh phiền não, tức là khởi tâm động niệm. Phải đoạn hết vô minh phiền não, chẳng khởi tâm, không động niệm, khi ấy, thật sự tỉnh giấc, tứ thánh pháp giới chẳng còn, mười pháp giới không có. Do vậy, tứ thánh pháp giới cũng chẳng phải là thật. Mười pháp giới không có, xuất hiện cảnh giới gì? Nhất Chân pháp giới. Vì sao gọi là Nhất Chân? Trong pháp giới ấy không có biến hóa, trong mười pháp giới có biến hóa, chứ pháp giới này không có biến hóa. Vì sao? Không có phân biệt, chấp trước. Biến hóa do phân biệt, chấp trước sanh ra, ngay cả thời gian và không gian cũng đều có biến hóa. Vì thế, hễ vào trong Nhất Chân pháp giới, thời gian lẫn không gian đều không có. Thời gian không có, chẳng có trước sau. Không gian không có, khoảng cách chẳng còn. Trọn khắp pháp giới hư không giới là Nhất Chân pháp giới. Thế giới Cực Lạc ở đâu? Ngay nơi đây. A Di Đà Phật thành Phật khi nào? Ngay giây phút này! Thời gian và không gian chẳng có, đó là thật sự thành Phật

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *