Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Vì sao cầu mà không có cảm ứng?

Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày nay chúng ta khởi tâm động niệm nghĩ đến Phật Bồ Tát, các ngài có đến chăng? Đến. Ở đâu? Khi ta nghĩ đến các ngài, các ngài ở ngay trước mắt, vì sao không nhìn thấy được? Vì tập khí phiền não của chúng ta quá sâu nặng, đã ngăn che không cho chúng ta thấy, không phải họ không đến. Họ đến, nhưng ta không nhìn thấy. Họ thấy chúng ta, chúng ta không thấy họ. Nguyện cầu của chúng ta hy vọng Phật Bồ Tát gia hộ, họ thật sự gia trì. Nhưng nếu chúng ta tạo ra ác nghiệp, họ cũng đành chịu, vì sao vậy? Không giúp được. Đến khi nào mới giúp được? Khi nghiệp chướng tiêu trừ, cảm ứng của sự nguyện cầu của chúng ta liền hiện tiền.
Điều này trước đây đại sư Chương Gia nói với tôi, đại sư nói: Đệ tử Phật môn, có cầu tất ứng, nói đến điều này. Thật như vậy, tuyệt đối không phải giả. Chúng ta muốn cầu rất nhiều, nhưng đều không có cảm ứng, không cầu được. Đại sư nói, không phải cầu không được, là do ta có nghiệp chướng, sám trừ nghiệp chướng, tất cả những mong cầu của ta đều xuất hiện. Trong Phật pháp gọi là thời tiết nhân duyên, thời tiết nhân duyên này là tự mình quyết định, tự mình tạo nên, vấn đề không ở bên ngoài. Đúng vậy, ứng với câu nói của cổ nhân: “Hành hữu bất đắc phản cầu chư kỷ”, toàn là tự làm tự chịu. Nếu chúng ta oan trời trách đất, nói Phật Bồ Tát không linh, tổ tông không gia hộ, đó là tạo nghiệp. Làm gì có chuyện tổ tông không yêu thương đời sau? Không có đạo lý này. Đâu có chuyện Phật Bồ Tát không từ bi? Bản thân tạo ra nghiệp chướng, khiến sức gia trì của người ta không gia trì được, bị nghiệp chướng của chúng ta kháng cự, đạo lý là như vậy. Nên khi cầu không được, chúng ta cần phải phản tỉnh xem, chúng ta cần phải tu sám hối. Sám trừ nghiệp chướng, những sở cầu của mình liền được mãn nguyện, phải thật sự sám trừ. Không phải trước Phật Bồ Tát, quỳ xuống cúi đầu đốt hương cầu nguyện, sám trừ như vậy không hiệu quả. Phải sám trừ từ đâu? Sám hối từ trên tâm địa của chính mình. Sám bằng cách nào? Đại sư Chương Gia dạy: “Về sau không tạo nữa”, đó gọi là chơn sám hối. Đã sám hối xong, ngày mai bệnh cũ lại tái phát, như vậy không được, nó sẽ không mang lại sự cảm ứng. Phải giác ngộ, thật sự quay đầu, vấn đề mới giải quyết triệt để.
Chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, rất nhiều điều trái với tánh đức! Chúng ta suy nghĩ tường tận, dùng tiêu chuẩn của truyền thống xưa, hiếu đã làm được chăng? Hình như là làm được, thật ra còn kém xa tiêu chuẩn này. So với thánh nhân như Nghiêu Thuấn Vũ Thang, hiếu để của chúng ta sánh được với họ chăng? Trung tín của chúng ta so với họ, nhân ái của chúng ta so với họ. So sánh nó không giống, thua kém quá xa, như vậy mới biết tại sao bản thân không có cảm ứng.
Dùng Phật pháp, tiêu chuẩn của Phật pháp là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Chúng ta luôn cho rằng mình thực hành rất tốt Thập Thiện Nghiệp Đạo, không sát sanh chúng ta làm được, không sát sanh lên cao thêm một bậc nữa là gì? Là yêu thương chúng sanh, điều này chúng ta chưa làm được. Đây là bao gồm không sát sanh, trong điều giới luật này. Yêu thương chúng sanh, quan tâm chúng sanh, thành tựu tất cả chúng sanh, hoàn toàn ở trong giới cấm này. Nên triển khai giới cấm này là tám vạn tế hành, xem bên ngoài thì tương đối, nhưng nhìn vào trong tế hạnh, chúng ta biết là thua xa, sao có thể sánh với Bồ Tát! Không những không sánh bằng Bồ Tát, mà không sánh được với A la hán, không sánh bằng thiên nhân, không sánh bằng thánh hiền của thế gian, vậy thì còn gì để nói nữa!
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 161
PS TỊNH KHÔNG
=====================
HOAN NGHÊNH PHỔ BIẾN
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *