Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tu xuất gia hay là tu tại gia đều như nhau cả

Pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp - A MI Đà Phật
Đối với hàng cư sĩ tu tại gia, ngài Duy Ma Cật nói rằng:
“Chỉ cần quý vị phát được cái tâm Vô Thượng Bồ Đề, thì khi ấy cũng như quý vị đã xuất gia và thọ đủ các giới pháp vậy”.
Ngày nay, chúng ta thấy được có nhiều người vì muốn đạt được kết quả của việc tu hành, nên họ rời bỏ gia đình để vào chùa tu, gọi là tu xuất gia. Vì họ cho rằng tu tại nhà thì có nhiều khó khăn hơn, có nhiều vướng bận và ràng buộc giữa vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng, bạn bè, tài sản, danh vọng, địa vị…
Nhưng thật sự thì tu xuất gia hay là tu tại gia đều như nhau cả, không có sự khác biệt trên con đường chuyển đổi tâm thức. Miễn tu sao cho tâm được thanh tịnh thì sẽ được giác ngộ và giải thoát.
Ở đây ngài Duy Ma Cật muốn nhắc nhở tất cả người tu học dù là tại gia hay là xuất gia cũng không nên quá chú trọng hình thức tu hành bên ngoài, mà quên mất phương diện khai tâm mới là mấu chốt của việc tu học.
Trong Kinh, Phật dạy rằng:
“Cạo đầu và mặc y phục của thầy tu đâu có lợi ích gì? Nếu trong lòng còn đầy dục vọng, thì dung mạo và y phục bên ngoài đó chỉ là trang điểm suông mà thôi !”.
Quả thật xuất gia chẳng phải chỉ xuất căn nhà, ruộng vườn, vợ con, mà phải xuất cho được căn nhà phiền não, căn nhà vô minh thì mới gọi là chân chính xuất gia.
Người Phật tử tại gia tuy rằng có gia đình, có chồng, có vợ, có con, cái tài sản, có địa vị, và bổn phận đối với gia đình, cũng như xã hội, nhưng nếu như qua sự tu hành mà có thể đi đến thân và tâm đều thanh tịnh, không coi danh lợi tiền tài là quan trọng, không tham lam bỏn xẻn, không sân hận tật đố, không lo chuyện thị phi, không đua đòi hơn thua, luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, biết yêu thương và ái hộ tất cả chúng sanh. Thì người tu tại gia đó là hiện thân của bậc Bồ Tát giữa đời thường, thân tuy rằng chưa xuất gia, thế nhưng tâm đã là chân chánh xuất gia rồi.
Chúng ta không nên khởi tâm phân biệt giữa người tu xuất gia ở chùa và Phật tử tu tại gia. Bởi vì hình thức bên ngoài tuy rằng khác biệt giữa trong chùa và ngoài đời, thế nhưng về phương diện khai tâm thì đều như nhau, tức là đều phải trải qua từng tiến trình tu tập để chuyển hoá cái tâm phàm phu thành tâm của bậc Thánh Nhân, để đi đến mục đích giải thoát hoàn toàn ngay trong một đời này.
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm!
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *