Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tánh Đức tịch chiếu, danh Pháp Thân. Tu Đức chiếu tịch, danh Báo Thân

Tánh Đức tịch chiếu, danh Pháp Thân, Tu Đức chiếu tịch, danh Báo Thân
“Tánh Đức tịch chiếu, danh Pháp Thân. Tu Đức chiếu tịch, danh Báo Thân” (Tánh Đức tịch mà chiếu, gọi là Pháp Thân. Tu Đức chiếu mà tịch, gọi là Báo Thân). Đây là dựa theo Tánh và Tu để nói. Tánh là bổn tánh, Chân Như bổn tánh tịch chiếu ai nấy đều có, phàm và thánh giống nhau, nơi Phật chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm. Nhưng Tu Đức thì khác nhau, Phật, Bồ Tát có tu hành, hiểu rõ chân tướng của sự thật. Phật, Bồ Tát dạy chúng ta thì chúng ta nửa tin, nửa ngờ, thậm chí chẳng thể tiếp nhận. “Chiếu” là hiểu rành rẽ, rõ ràng, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng. Tịch là như như bất động, đối với cảnh giới chẳng khởi tâm động niệm. Đấy gọi là Tự Thụ Dụng Thân. Như như bất động, trọn chẳng có phiền não, thứ gì cũng rõ ràng, đầy ắp trí huệ, đấy là tự thụ dụng, mà cũng chính là sự hưởng thụ chân chánh của chính mình.
Chúng ta sống rất khổ, phiền não nhiều như vậy, chẳng có Tịch. Trong tâm suy nghĩ lung tung, thứ gì ở bên ngoài cũng chẳng hiểu biết, nên không có Chiếu. Để giúp đỡ người khác thì chính mình phải Tịch Chiếu, chính mình phải như bất động. Hiểu rõ ràng, rành rẽ cảnh giới bên ngoài thì mới có thể chỉ dạy người khác. Chính mình như như bất động thì mới chẳng bị người khác lôi kéo, cho nên được đại tự tại. Chỉ có Chiếu không có Tịch mà độ chúng sanh và tiếp xúc chúng sanh, hễ tiếng tăm, lợi dưỡng đưa tới thì tham, sân, si, mạn nẩy sanh, sẽ bị chúng sanh lôi kéo. Ứng Hóa Thân là Tha Thụ Dụng Thân nhằm giúp đỡ người khác.
(Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký – HT. Tịnh Không )
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *