Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Quí vị chịu làm, quí vị muốn làm, chúc mừng quí vị

Niệm Phật A Di Đà
Tôi còn nhớ tôi cũng giảng qua mấy lần rồi, một năm nọ, ăn tết ở Đài Loan, ngày tết âm lịch. Trong thư viện có một vị tín đồ lớn tuổi đến thăm tôi, chúc tết, hơn 70 tuổi, nói với tôi, bà ấy nói, thưa Thầy hiện tại con cái gì cũng buông bỏ hết rồi, chỉ là cháu trai con chưa buông bỏ được. Tôi nói với bà ấy: Bà đem đứa cháu đó đổi thành A Di Đà Phật vậy là bà thành công rồi, công đức của bà đã viên mãn rồi. Nghĩa là gì? Niệm A Di Đà Phật cũng giống như bà niệm cháu mình vậy. Bà có thể trong miệng không niệm cháu trái, cháu trai, không niệm vậy, trong tâm thực sự có, đúng là niệm niệm không quên, đây gọi là thực sự niệm Phật. Không quan tâm trong miệng niệm hay không, trong tâm thực sự có niệm. Người niệm Phật chúng ta phải có thể lãnh hội được sự việc này. Trong tâm thực sự có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra thứ gì cũng không quan trọng nữa, thứ gì cũng không quan tâm. Đây gọi là công phu niệm Phật thành phiến. Công phu thành phiến là hạ phẩm nhất tâm bất loạn, trung phẩm là sự nhất tâm bất loạn, thượng phẩm là lý nhất tâm bất loạn. Công phu thành phiến là hạ phẩm. Trong hạ phẩm cũng có cửu phẩm, trong cửu phẩm thượng tam phẩm, vãng sanh có thể được tự tại. Tự tại là gì? Muốn lúc nào đi thì lúc đó đi, muốn ở tại thế gian này sống thêm vài năm nữa cũng không trở ngại gì. Không trở ngại nghĩa là thế gian này thất tình ngũ dục, ngoại duyên như thế nào cũng không thể dao động tâm niệm của họ, đều không thể quấy nhiễu tín nguyện của họ. Đây gọi là không có chướng ngại, gọi là tự tại.
Chúng ta một người phàm phu thông thường, niệm Phật giống như cách niệm này, phải niệm bao lâu mới có thể có thành tựu như vậy? Kinh nghiệm nói với chúng ta, chúng ta xem cổ nhân. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, trong Vãng Sanh Truyện ghi chép, lại xem người hiện tại thực sự dụng công, chúng ta có được một kết luận, đại khái là ba năm. Nói cách khác, ba năm là đã có thể đạt được công phu thành phiến, liền có thể đạt được tự tại vãng sanh. Tự tại vãng sanh là bản thân vẫn còn thọ mạng, không cần nữa, đi trước rồi. Bây giờ đã muốn đi, bây giờ họ thực sự đi được rồi. Vì sao vậy? Họ là chân tâm, họ không phải là vọng tâm. Họ niệm Phật ý niệm này tập trung, như đức Thế Tôn trong kinh Di Giáo đã nói: “chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”, chính là đặt tâm vào nơi một chỗ, cũng tức là nói không được phân tâm, tâm đặt tại một nơi, đặt ở đâu? Đặt ở A Di Đà Phật. Như vậy chính là trong kinh thường nói: một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Trực thông với A Di Đà Phật, bây giờ gọi đó là thông đường dây nóng. Cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Quí vị trong nhớ niệm Phật, dục vọng mạnh mẽ bây giờ tôi phải vãng sanh,  Phật A Di Đà ngay lập tức liền đến tiếp dẫn quí vị. Đây là người thông minh số một trong thế gian, người có trí tuệ số một, người có phước đức số một. Người người đều làm được. Vấn đề là quí vị có muốn làm hay không, quí vị có chịu làm hay không. Quí vị chịu làm, quí vị muốn làm, chúc mừng quí vị, quí vị ngay trong đời này thành tựu viên mãn rồi.
HT – TỊNH KHÔNG
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *