Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật lực gia hộ, gia hộ cách nào? nếu không thật tu, Đức Phật cũng chẳng thể gia hộ được!

HT Tịnh Không giải thích nguyên nhân Niệm Phật bị nhức đầu, trong người thấy khó an
Chúng ta thấy trong sách cổ, cuốn đầu tiên tôi đọc là Liễu Phàm Tứ Huấn, tôi đọc cảm thấy rất xúc động, khi đó tôi chưa tiếp xúc với Phật Pháp, lão cư sỹ Châu Kính Trụ người Triết Giang tặng cho tôi, tặng tôi cuốn sách này để tôi đọc, trong hơn một tháng, chưa đến hai tháng, tôi đọc cuốn sách này từ đầu đến cuối 30 lần, cảm thấy rất xúc động. Những căn bệnh của tiên sinh Liễu Phàm tôi đều có, tôi không giỏi bằng tiên sinh.
Đọc cuốn sách này biết được điều gì?
Phải thay đổi vận mệnh, có thể thay đổi được vận mệnh.
Biết được thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là đúng, thế nào là sai. Sau này học Phật, gặp được Chương Gia đại sư, Ngài đã dạy tôi, giúp tôi thay đổi vận mệnh, tôi đã nghe theo lời dạy của Ngài, từng chút từng chút, bắt đầu học cách bố thí từ một hào hai hào. Bởi trong tự viện có in Kinh, họ thường mang đến một danh sách, mỗi người góp một chút tiền, một hào hai hào đều được, họ không từ chối. Phóng sanh cũng dùng phương pháp này, một hào hai hào đều được, từ đó bắt đầu hoan hỷ tu bố thí, về sau càng bố thí càng nhiều.
Từ năm tôi 70 tuổi trở về sau, Khổng Lão phu tử nói: “tùy tâm sở dục bất du cự”.
Chúng ta chưa đạt đến cảnh giới đó, nhưng hơi giống một chút. Thật sự có nhiều việc tâm tưởng sự thành, càng ngày càng thuận lợi, càng ngày càng tự tại, càng ngày càng hoan hỷ. Đó là gì? Thông thường người ta nói rằng đó là Phật lực gia hộ. Gia hộ cách nào? Đức Phật đem phương pháp, lý luận chỉ cho ta, bản thân ta phải học, phải thật tu, thì quả báo mới hiện tiền. Nếu không thật tu Đức Phật cũng chẳng thể gia hộ được!
Cho nên quí vị phải hiểu. Đức Phật gia hộ là Kinh giáo gia hộ, gia hộ trên mặt lý luận, phương pháp, ta y theo lý luận, phương pháp mà thực hành, hiệu quả sẽ hiện tiền. Đây là sự thật không giả dối đâu.
Đức Phật là tăng thượng duyên đối với chúng ta, chắc chắn có thân nhân duyên, vì sao? Tâm hiện thức biến mà, mọi người ai cũng có, rất bình đẳng, sở duyên duyên thì khác, mục tiêu của ta ở đâu, phương hướng của ta ở đâu, phải xác lập cho chính xác.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 65
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *