Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phá thai hai lần thì phải trả hai mạng, không phải là không sao

Hậu quả khôn lường của việc nạo phá thai nhi
Khi gặp điều gì khó khăn, phải toàn tâm toàn lực cố gắng hướng dẫn chúng sanh đoạn ác tu thiện, tu tất cả điều thiện. Trong chùa làm việc này ý nghĩa càng sâu sắc, hiệu quả càng cao, vì sao vậy? Trong chùa không những có thể dạy Đệ Tử Quy, còn có thể dạy Thập Thiện Nghiệp, có thể dạy Cảm Ứng Thiên, có thể dạy Văn Xướng Đế Quân Âm Chất Văn, hiệu quả sẽ rất lớn! Thật sự cứu vãn được xã hội, giáo dục nòng cốt là nền giáo dục nhân quả. Mọi người chúng ta đều biết luân lý đạo đức rất tốt, nếu không có nền giáo dục nhân quả duy trì nó, một người suốt đời tuân thủ luân lý đạo đức, một khi gặp được danh văn lợi dưỡng thường bị động tâm, biết sai mà vẫn phạm, không vượt qua được mê hoặc. Còn danh lợi nhỏ họ không bị động tâm, danh lợi nhiều họ liền động tâm. Hiểu được giáo dục nhân quả sẽ không dám làm ác, vì sao vậy? Vì biết rằng làm ác tương lai có báo ứng, dám giết người chăng? Giết người phải đền mạng, nợ tiền phải trả tiền, vậy nên không dám. Bởi thế nền giáo dục nhân quả cứu thời loạn, là một phương pháp rất có hiệu quả. Ở đây gọi là phương pháp bí mật, phương pháp bí mật chính là điều này.
Quý vị xem một đời của Đại sư Ấn Quang, đúng là toàn tâm toàn lực đề xướng nhân quả, là cao tăng của Phật giáo. Năm 1977, lần đầu tiên tôi đến HongKong giảng kinh, nơi giảng kinh là Thư Viện Phật Giáo Trung Hoa đường Giới Hạn ở Cửu Long, thư viện này do pháp sư Đàm Hư thành lập. Ở đó tôi thấy ông sưu tập rất nhiều kinh luận sách hay của Hoằng Hóa Xã xuất bản, Hoằng Hóa Xã là nơi in ấn của đại sư Ấn Quang. Tiền thập phương cúng dường, ngài đều dùng vào việc lưu thông kinh sách, ngài chỉ làm một việc này, không làm những việc khác. Tất cả đều dùng vào việc hoằng pháp, mà lại đặc biệt đề xướng nền giáo dục nhân quả. Lúc đó tôi phát hiện, đại sư Ấn Quang ấn tống Liễu Phàm Tứ Huấn, sách này được coi là của Nho giáo, nói về nhân quả. Và Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, An Sĩ Toàn Tập, ba bộ sách này. Tôi xem trang bản quyền ở sau, và dự tính sơ là hơn 300 vạn cuốn, tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Lúc đó, khoảng 80 năm trước, thời đại của 80 năm trước, mà in một số lượng lớn như vậy, quả là khiến người kinh ngạc! Cao tăng Phật giáo, vì sao không ấn tống nhiều kinh điển Tịnh độ, lại ấn tống ba loại sách này nhiều đến thế? Tôi nghĩ không ra. Nhưng ngày nay thấy tình hình xã hội, tôi liền hoát nhiên đại ngộ.
Cư sĩ Chu An Sĩ nói: “Người người tin nhân quả, chính là đạo đại trị của thiên hạ. Mọi người không tin nhân quả, là nguyên nhân đại loạn của thiên hạ”. Hai câu này nói quá tuyệt. Suốt đời ngài Ấn Quang làm công việc này, khiến hàng hậu nhân chúng ta xem được có thể tỉnh ngộ. Muốn cứu thiên tai trước mắt của xã hội, phải làm sao? Hiểu rõ nhân quả, thiên tai sẽ được hóa giải, tuyệt đối không dám làm việc xấu nữa.
Trong Thập Thiện Nghiệp Đạo nói sát đạo dâm, có dám phạm chăng? Không dám phạm, vì sao vậy? Vì giết người phải đền mạng. Hiện nay nhiều thiếu nữ tùy tiện đi nạo phá thai, nếu họ hiểu rõ về nhân quả sẽ sợ hãi không dám làm. Một lần nạo phá thai là nợ một mạng người, quý vị nợ họ một mạng, tương lai phải trả cho họ. Phá thai hai lần thì phải trả hai mạng, không phải là không sao. Người thông linh nhìn thấy, thấy sau lưng quý vị có hương linh nhỏ đi theo, quý vị không sợ được chăng? Dùng thủ đoạn không chính đáng mưu đoạt tài vật của người khác, tất cả đều phải trả lại tiền. Bởi thế người hiểu được nhân quả tâm luôn bình đẳng, thanh tịnh, họ rất rõ ràng.
Người ở thế gian có thiệt thòi chăng? Không có, có chiếm được lợi ích chăng? Cũng không có. Cổ nhân nói: “thiệt thòi là phước”. Chiếm được lợi ích rồi cũng phải trả lại, vậy thì quý vị chiếm được lợi ích gì? Đời sau khi trả nợ phải trả luôn phần tiền lời, nên người hiểu nhân quả sẽ không dám tái phạm.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 141)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *