Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Mười phương ba đời chư Phật đều là học trò của Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát - Nhân quả ba đời
Khi pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật kết thúc, tức là một vạn hai ngàn năm sau, nói thật ra, thời gian trọn chẳng dài. Một vạn hai ngàn năm Phật pháp bèn kết thúc, chẳng còn nữa! Vị Phật kế tiếp, tức vị Phật thứ năm, [chính là] Di Lặc Bồ Tát đến thành Phật trong thế gian này, khi nào Ngài sẽ giáng hạ? Trong bản chú giải này, cụ Niệm Tổ cũng [cho biết]: Năm mươi bảy ức sáu ngàn vạn năm sau, Di Lặc Bồ Tát mới đến thành Phật trong thế gian này. Bởi vậy, hiện thời có kẻ nói Di Lặc Bồ Tát đã chưởng quản thiên bàn, đó là nói dối, chẳng thật, chẳng có lẽ ấy!
Cách tính toán thời gian như thế nào? Tính theo [thời gian trên] cõi trời Đâu Suất. Một ngày trên trời Đâu Suất bằng bốn trăm năm trong nhân gian, thời gian sai biệt rất lớn, một ngày trên trời Đâu Suất bằng bốn trăm năm trong nhân gian! Một năm [trên cõi trời ấy] cũng giống như chúng ta, vì họ tính theo độ số của một vòng tròn là ba trăm sáu mươi độ, nên một năm là ba trăm sáu mươi ngày. Họ có thọ mạng dài bao lâu? Bốn ngàn năm. [Tuổi thọ] trên cõi trời Đâu Suất là bốn ngàn năm. Quý vị hãy tính toán từ từ, sẽ tính ra thời gian khớp với thế gian này là năm mươi bảy ức sáu ngàn vạn năm, khi ấy, Ngài sẽ giáng thế.
Trong thời gian rất dài ấy, chẳng có Phật pháp. Không có Phật pháp, con người rất khổ. Vì thế, đức Phật từ bi đến tột bậc, không có Phật thì kiếm người thay mặt Phật. Có người thay mặt đức Phật, người thay mặt đức Phật là ai? Người thay mặt đức Phật là Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thời gian Địa Tạng Vương Bồ Tát độ chúng sanh còn dài hơn Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật độ chúng sanh mới là một vạn hai ngàn năm. Quý vị thấy Địa Tạng Vương độ chúng sanh phải trải qua thời gian bao lâu? Phàm khi Phật chẳng xuất thế, thảy đều do Địa Tạng Bồ Tát thay mặt.
Vì thế, quý vị thấy mở đầu kinh Địa Tạng thật sự náo nhiệt, kinh này chẳng sánh bằng, kinh Hoa Nghiêm cũng chẳng sánh bằng. Mười phương hết thảy chư Phật đều tới tham gia pháp hội. Vì sao? Trong quá khứ, mười phương chư Phật đều là học trò của Địa Tạng Bồ Tát. Học trò chẳng quên ân thầy, ngày hôm nay thầy mở pháp hội, lẽ nào trò chẳng đến? Đã thành Phật cũng phải đến để trang nghiêm đạo tràng. Vì vậy, pháp hội Địa Tạng trang nghiêm thù thắng khôn sánh.
(Trích : Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 90)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *