Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Lục đạo là cơn ác mộng, pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp

Pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp - A MI Đà Phật
Lục đạo là cơn ác mộng, pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp, bất luận là mộng đẹp hay ác mộng, tất cả đều là giả, quí vị không được gì trong đó, phải thức tỉnh trở lại, tỉnh táo lại rồi chính là pháp thân Bồ Tát, chính là Phật. Có thức tỉnh được không?
Tất nhiên có thể tỉnh táo, tỉnh táo này này là bản thân quí vị muốn giác ngộ, vì mê là chính bản thân quí vị mê, ngộ vẫn là chính quí vị tự ngộ.
“Hiểu rõ tất cả, giống như mộng huyễn, đó là người trí tuệ”. Đây không phải là tri thức, tri thức cho rằng tất cả đều có thật, không biết đó là giả, trong tri thức khởi tâm động niệm vẫn còn nắm giữ, vẫn còn chấp trước. Nói cách khác, người tri thức, đây không phải là người trí tuệ, đây là người bình thường chúng ta ngày nay, họ đối với vạn sự vạn pháp trong vũ trụ, họ muốn khống chế, họ muốn chiếm hữu, họ có tham vọng mãnh liệt. Hiện nay nói là tranh danh đoạt lợi. Họ đối lập với sự, pháp, người bên ngoài, tận dụng tất cả ý niệm để tranh giành, người nào cũng chiếm đoạt, hiện tượng đấu tranh liền xuất hiện, phát sinh liền xung đột. Bồ tát ở cùng nhau, vĩnh viễn sẽ không phát sinh xung đột, vì sao vậy? Quí ngài biết toàn là giả, mộng huyễn, bọt nước, không thể nắm bắt, bởi thể tâm Bồ tát là tâm định, định sinh tuệ.
Tâm phàm phu là tâm động, cạnh tranh như thế nào, đạt được như thế nào, tâm họ là động, động sinh phiền não, những thứ được sinh ra trong đó là tham, sân, si, mạn, là tự tư tự lợi. Đó chính là điều trong “Kinh Địa Tạng” đã nói: chúng sanh trong Diêm phù đề khởi tâm động niệm, không có gì là không tội, không có gì là không phải nghiệp. Quí vị tạo tội nghiệp tất nhiên sẽ chịu quả báo, quả báo thực sự là tự làm tự chịu. Quả báo cũng là mộng huyễn, bọt nước; tạo nghiệp cũng là mộng huyễn, bọt nước. Sự việc này chỉ có Phật, Bồ tát mới rõ ràng, mới thấu đáo, vì thế trong tất cả các cảnh giới đều buông bỏ hết, tức không khởi tâm, không động niệm. Khởi tâm động niệm không còn nữa, làm gì có phân biệt, chấp trước! Buông bỏ như thế, không những lục đạo không có nữa, mà Thập pháp giới cũng buông xuống rồi. Lục đạo, Thập pháp giới buông xuống rồi, họ vẫn còn ở trong Lục đạo, Thập pháp giới, họ có trở ngại sự việc không? Không trở ngại. Họ ở trong đó để làm gì? Chỉ có một việc, đó là giúp đỡ chúng sinh giác ngộ, chúng sinh đang mê, họ không biết, đây gọi là sự nghiệp của Bồ tát, sự nghiệp của Bồ tát là giác ngộ chúng sinh, chỉ mỗi việc đó thôi. Bởi vì chúng sinh ở đó đang tạo nghiệp, thọ báo, điều này oan uổng. Giống như một người đang gặp ác mộng, trong mộng rất đau khổ, không oan uổng sao? Tỉnh dậy thì không còn nữa. Đây là giáo dục Phật giáo, không thể không biết. Phật giáo là gì? Người học Phật trước tiên phải hiểu rõ việc này, thấu đáo việc này. Phật giáo chính là thức tỉnh chúng ta ra khỏi mộng mà thôi. Chúng ta đang gặp ác mộng, Lục đạo là cơn ác mộng, pháp giới Tứ thánh là giấc mơ đẹp, bất luận là mộng đẹp hay ác mộng, tất cả đều là giả, quí vị không được gì trong đó, phải thức tỉnh trở lại, tỉnh táo lại rồi chính là pháp thân Bồ Tát, chính là Phật. Có thức tỉnh được không? Tất nhiên có thể tỉnh táo, tỉnh táo này này là bản thân quí vị muốn giác ngộ, vì mê là chính bản thân quí vị mê, ngộ vẫn là chính quí vị tự ngộ.
Chư Phật, Bồ tát thị hiện tại thế gian, đối với chúng ta mà nói chính là làm tăng thượng duyên mà thôi. Có bốn loại duyên: Thân nhân duyên, Sở duyên duyên, Vô gián duyên, và Tăng thượng duyên. Ba duyên đầu phải là chính mình, Phật, Bồ tát làm tăng thượng duyên cho chúng ta.
Hiện thân thuyết pháp, nói rõ ràng, nói thấu đáo chân tướng sự thực, tự thân các ngài cũng làm gương buông bỏ cho chúng ta học theo. Tại đây chúng ta đã thấy được, nghe được, tiếp xúc được, giác ngộ được, là sự việc như vậy. Trí tuệ, trí tuệ chân thực, lợi ích chân thực là bản thân mình đạt được, không liên quan gì đến chư Phật, Bồ tát. Khi Phật còn tại thế, trong Tam bảo, Phật Bảo đứng đầu, Phật bảo lớn nhất, Vì sao vậy? Cách dạy học này là do Phật sáng lập, giáo dục Phật giáo là do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Phật không còn tại thế nữa, Phật đã diệt độ, Pháp lớn nhất. Chúng ta cung kính ngôi Tam bảo, đặc biệt là đối với pháp bảo, Phật diệt độ rồi, chúng ta cúng tượng đắp, tượng điêu khắc, đó là kỉ niệm Ngài. Tượng Phật đó không thể phù hộ cho quí vị được, quí vị đừng có mê tín, nên nói Bồ tát bằng đất qua sông bản thân còn khó bảo đảm, quí vị làm sao nương tựa vào tượng được? Thời kỳ mạt pháp chúng ta qui y phải làm sao, qui y với ai? Qui y pháp. Điều này phải hiểu.
Pháp là gì? pháp những kinh giáo đức Phật dạy khi còn tại thế, học trò của Ngài, các đệ tử của Ngài chỉnh lí lại, dùng chữ viết ghi chép lại, lưu truyền cho đời sau. Những kinh điển ngày nay chúng ta có được gọi là pháp. Tất cả những lí luận, phương pháp, cách tu trì, cảnh giới, quả vị quí vị chứng được, tất cả đều có trong kinh điển. Nếu quí vị không chăm chỉ tu học kinh điển, đó không phải là học Phật. Học Phật phải bắt đầu từ việc học kinh, chỉ cần thâm nhập kinh điển, quí vị chắc chắn sẽ muốn thôi cũng không được. Tôi có thể một ngày không ăn cơm cũng được, không ngủ cũng được, nhưng không đọc kinh thì không được, vì sao? Không đọc kinh là sinh phiền não, đọc kinh an vui! Đó chính là châu báu, khi quí vị đã nếm được mùi vị của nó, gọi là pháp vị. Lúc này quí vị đến nghe kinh, không đọc nổi một đoạn kinh, không nghe hết một bài kinh, nguyên nhân là gì? Chưa nếm được pháp vị. Giống như ta ăn thức ăn, cho trôi tuột xuống họng, nuốt xuống mùi vị gì cũng không biết, nếu như thưởng thức được mùi vị của nó, thì quí vị có muốn thôi cũng không được. Vì vậy Phật pháp có sức nhiếp thọ rất lớn, đọc rồi thì sao? Vẫn còn muốn đọc, đọc qua một lượt lại muốn đọc lượt nữa, văn học thế gian, cho dù hay đến đâu, khiến cho quí vị đọc đến mười lần là quá lắm rồi, sau mười lần đó thì sao? Không muốn đọc nữa, không còn thú vị nữa. Điển tịch của cổ Thánh tiên hiền hương vị sâu đậm, giống như Tứ thư, Ngũ kinh của Trung quốc, quí vị có thể đọc trên nghìn lần mà vẫn thấy hay, sau nghìn lần rồi thì không muốn đọc nữa. Nhưng kinh Phật thì đọc cả vạn lần vẫn không ngừng được, Vì sao vậy? Vì mỗi lần đọc lại phát hiện ra những ý mới, điều này trong học thuật thế gian không có được, cũng chính là từng câu từng chữ của nó nghĩa lí sâu rộng không có ngằn mé. Sách vở thế gian có giới hạn, có chừng mực, một khi đã đạt đến đỉnh cao nhất thì quí vị không còn cách nào để vươn lên thêm nữa. Chỉ có sức nhiếp thọ của Phật pháp là vĩnh viễn không có điểm dừng. Đây là sự thật. Một bộ kinh đọc mười năm, quí vị nghĩ họ đọc được bao nhiêu lần? Cứ cho một ngày đọc một lần, tôi tin nhất định một ngày không chỉ đọc một lần, lúc đầu là đọc một lần, khi đã thấm được mùi vị của nó thì không chỉ một lần, có thể một ngày quí vị đọc mười lần. Với bộ “Kinh Vô Lượng Thọ”, một ngày đọc mười lần không khó, sau khi đã thuộc, một lần chỉ mất 40 phút, nhưng mỗi lần ta cảm nhận ý vị mỗi khác, ý vị mỗi ngày một khác, mỗi tháng ta cảm nhận ý vị mỗi khác, càng đọc càng có trí tuệ, càng đọc tâm càng thanh tịnh, càng đọc càng thấy hoan hỉ. Quí vị được lợi ích rồi, sau đó quí vị mới hiểu được những lợi ích thật sự trong kinh điển, trong pháp thế gian này nhất định không tìm được.
Tôi đọc kinh sách này đã đọc 60 năm rồi, những lời tôi nói với quí vị là vô cùng kiên định, tại sao? Tôi đã trải qua sự học tập này. Mỗi ngày tôi không làm việc gì hết cũng được, nhưng không thể không đọc kinh. Tôi đọc kinh không theo một nghi thức gì, mà giống như đọc những sách bình thường vậy, đây là điều ngày trước thầy tôi đã dạy: Phật pháp, Phật pháp thực sự, trọng nội dung chứ không trọng hình thức. Hình thức là gì? “Phàm có hình tướng, đều là hư dối”, phải trọng thực chất. Thực chất chính là gì? giúp quí vị khai mở trí tuệ, giúp quí vị đoạn phiền não, đoạn phiền não, mở trí tuệ đó là điều có thật chứ không phải là giả, vì vậy người học Phật phải biết học.
Phật còn tại thế thì qui y ai? Qui y Phật, Phật, Pháp, Tăng Tam bảo. Khi Phật đã diệt độ, trong Tam bảo, ta qui y Pháp, vì pháp đem lại lợi ích đích thực cho ta. Phật là đối tượng để chúng ta báo ân. Chúng ta cúng dường tượng Phật, hoặc cúng dường một bài vị của Phật, Bồ tát, đây là điều đơn giản nhất, đó là ý nghĩa của báo ân, nó có ý nghĩa thức tỉnh chúng ta mọi lúc. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp nhận được những lời giáo huấn của Phật Đà, những lời giáo huấn của Phật đều có trong kinh điển. Nếu như thực sự khế nhập kinh điển của Phật, bất cứ một thứ học thuật nào của thế gian như triết học, khoa học, quí vị không nhất thiết phải học, quí vị vừa nghe liền hiểu, vừa tiếp xúc liền biết, vì sao vậy? Cảnh giới của kinh Phật cao hơn nó, những báo cáo nghiên cứu của họ vừa thấy vừa nghe liền hiểu được. Cũng biết trình độ nghiên cứu của họ đến giai đoạn nào.
Phật pháp bao hàm tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, tất cả pháp không rời Phật pháp. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: “Một là tất cả, tất cả là một”, viên dung tự tại, biết rõ tất cả, đây là thật. Tất cả thứ nào cũng là giả tướng mà thôi, cũng giống như mộng huyễn, bọt nước, quí vị nhìn thấu rồi, đó là trí tuệ.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 442 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *