Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy

lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy
“Chúng ta biết: Nếu thật sự có một nơi nho nhỏ, chẳng cần quá lớn, một cái lều tranh nhỏ là được rồi, càng đơn giản càng hay, có thể dưỡng đạo tâm. Cuộc sống vật chất quá tốt đẹp, đạo tâm chẳng còn nữa. Đức Phật dạy chúng ta, “lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy”, không thể trì giới, chẳng thể chịu khổ, làm sao kẻ ấy có thành tựu cho được!
Thật sự chịu khổ, có thể trì giới, có thể y giáo phụng hành, nói thật ra, Thích Ca Mâu Ni Phật suốt đời giảng kinh giáo học. Ngài tham học mười hai năm, quảng học đa văn, nhằm nêu gương cho những kẻ mà hiện thời chúng ta gọi là “thành phần trí thức”. Thật sự thâm nhập kinh tạng, chỉ cần một bộ kinh. Một kinh thông, hết thảy kinh thông. Nếu quý vị dùi mài chẳng bỏ một bộ kinh, đổ công sức trên dưới mười năm, sẽ thành tựu. Quý vị nói một bộ kinh Vô Lượng Thọ này, nếu quý vị đọc và giảng mười năm. Sau mười năm, quý vị chính là Vô Lượng Thọ Phật sống trong thế gian này, công đức to lớn!
So với kiến tạo một trăm ngôi chùa hay kiến tạo một ngàn ngôi chùa, công đức vẫn to lớn hơn, vì Phật giáo đã được kế thừa. Có chùa mà chẳng có đạo, chẳng thể hưng thịnh giáo pháp. Vì vậy, hiện thời có đạo tràng, tôi luôn kính khuyên mọi người: Đối với những người trẻ tuổi, thấy họ thật sự có thiện căn, biết nghe lời, phải khuyên kẻ ấy dạy học. Cơ sở học tập rất đơn giản, trước hết hãy dành ra một năm để hoàn thành ba cội rễ của Nho, Thích, Đạo, vun quén cội rễ vững vàng, tức là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp nhất định phải làm được, đấy là lấy giới làm thầy. Quý vị chẳng làm được những thứ ấy sẽ vô dụng, giả trất! Dẫu có học vấn, mà chẳng có đức hạnh, chẳng thể làm thầy người khác được!”
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 108 do pháp sư Tịnh Không chủ giảng.
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *