Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Học Phật quyết định chớ nên có tâm ngạo mạn

Con người chỉ nên thuận theo mạng trời là thành tựu
Phật pháp quyết định chẳng thể dùng ý nghĩa của chính mình để giải thích, [nếu dùng ý mình để giải thích thì] sai mất rồi! Kể từ xưa, thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế đã xuất hiện trạng huống ấy, kinh Phật gọi trạng huống ấy là Tăng Thượng Mạn. Phiền não rất phiền phức, chướng ngại quý vị khai ngộ, chướng ngại quý vị chứng quả. Không chỉ là như thế, thậm chí còn chướng ngại thiện pháp của quý vị, phiền phức lắm! Vì quý vị tự cho là đúng, chính mình chẳng có chứng đắc, ngỡ đã chứng đắc, chẳng liễu giải, cứ ngỡ đã liễu giải, dạy bảo người khác như thế, hướng dẫn chúng sanh sai lầm. Hướng dẫn sai lầm, phải chịu trách nhiệm nhân quả. Quý vị xem công án của thiền sư Bách Trượng đời Đường sẽ thấy có kể một câu chuyện: “Nói lầm một chữ chuyển ngữ, đọa thân chồn hoang năm trăm đời”. Vì sao tạo thành hiện tượng ấy? Tăng Thượng Mạn. Chỗ này cũng ban cho chúng ta một khai thị rất trọng yếu, học Phật quyết định chớ nên có tâm ngạo mạn, ngạo mạn là do chính quý vị không biết. Nếu người ta hỏi quý vị: “Tôi chẳng có ngạo mạn, rất khiêm hư, không ngạo mạn”, xác thực là chính người ấy chẳng thể cảm nhận [chính mình đang ngạo mạn]. Đối trị ngạo mạn như thế nào? Khiêm hư. Đối trị ganh tỵ như thế nào? Tùy hỷ. Bồ Tát đều có phương pháp [để đối trị các tật xấu ấy]. Căn bệnh rất nặng, quý vị chẳng có phương pháp đối trị, nó liền khởi tác dụng, chướng đạo.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *