Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Gian nan khổ sở không nói hết, an nhiên tự tại trước gió mưa…

Hàn quán trưởng và HT Tịnh Không
Hàn quán trưởng vãng sanh rồi, bà rất có ân đức đối với chúng tôi. Khi tôi khó khăn nhất, nếu không có cả nhà bà giúp đỡ thì sẽ không có ngày hôm nay. Khi ấy tôi rơi vào cảnh khó khăn. Một vị lão hòa thượng nói rằng, hãy từ bỏ việc giảng kinh dạy học, đi làm Phật sự. Thầy ấy nói với chúng tôi, kinh sám Phật sự mới là nhiệm vụ phải làm, chúng ta dựa vào đó mà kiếm cơm. Giảng kinh dạy học chẳng ai cúng dường, cuộc sống của ông sẽ thế nào? Chính là muốn ép tôi giống như đại chúng, không có gì khác biệt, điều này tôi không muốn. Nếu không nghe lời thì hoàn tục, đi vào đường cùng. Hàn quán trưởng là thính chúng của tôi, bà ấy biết được việc này, vấn đề thật sự nghiêm trọng, làm thế nào? Nhà của bà không lớn, là một ngôi biệt thự nhỏ, độc lập, có hai tầng xây theo kiểu Tây. Hai vợ chồng bà mang theo hai đứa con trai và một cô con gái, tuy cô con gái đã lấy chồng nhưng không rời mẹ mà vẫn sống chung. Con gái bà sinh một đứa cháu ngoại, cho nên cả nhà rất đông. Trên lầu còn có một gian phòng trống, bà hỏi tôi, ở nhà bà được không? Tôi đi xem qua, cũng rất sạch sẽ.
Tôi dẫn bà cùng đến Đài Trung gặp thầy Lý, tôi nói hết chi tiết mọi việc cho thầy nghe, nay có duyên này, nhà bà sẽ giúp tôi. Thầy Lý nói được, thầy đã đồng ý. Và thế là tôi ở nhà bà, không ngờ ở hết 17 năm. Mười bảy năm sau, chúng tôi mới có được một đạo tràng nhỏ, chính là thư viện Hoa Tạng. Nơi đó chỉ có năm mươi mét vuông, dùng với danh nghĩa là thư viện. Khi ấy có một người bạn học ở New York đến tìm tôi, hi vọng tôi đến Mỹ giảng kinh. Duyên không đủ, tôi không hiểu về nước Mỹ, nền tảng giảng kinh của bản thân cũng chưa thật vững vàng. Ở Đài Loan khi thầy Lý còn tại thế, có vấn đề gì tôi thường thỉnh giáo thầy, đến Mỹ thì không tiện, tôi từ chối khéo. Họ liền khởi ra ý tưởng, nếu có thể ghi hình lại buổi giảng kinh, rồi đem băng ấy tặng cho họ có được không? Tôi nói, chúng tôi hiện nay chưa có thiết bị này. Họ phát tâm tặng hai mươi ngàn usd, chúng tôi dùng tiền đó để mua một bộ máy từ Nhật, cho nên thư viện liền biến thành phòng thu hình.
Chúng tôi là một trong những người sớm nhất làm công tác ghi âm, ghi hình, là do nguyên nhân này. Hoa kiều ở Mỹ tặng thiết bị. Chúng tôi giảng kinh thì ghi hình lại, đem băng đó gửi sang Mỹ, chúng tôi không bảo lưu, là làm vì họ mà thôi, đó là sự khởi đầu. Bản thân chúng tôi sinh ra là người có học, không muốn quản sự, quản sự rất phiền phức, đọc sách tự tại hơn. Cho nên khi xây dựng thư viện, chúng tôi mời cư sĩ Hàn Anh làm quán trưởng, quản sự, quản nhân viên, quản tiền bạc, mọi việc bà đều làm cả. Cho nên mọi người đều biết, tôi không quản lý ai, không quản việc gì, không quản tiền bạc, gọi là “tam bất quản”. Đạo tràng này là do thập phương quyên góp, bản thân bà cũng góp ít tiền, khi đăng kí bà dùng tên mình để đăng kí quyền sở hữu tài sản. Khi bà mất, trước đó có nói với tôi mấy lần rằng muốn tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị, để giải quyết việc quản lý tài vụ của đạo tràng. Tôi không gấp, tôi nói đợi bà khỏe lại hẳn nói. Không ngờ, bà bệnh không qua khỏi, việc này cũng vì thế mà chưa làm. Sau đó, con trai của bà nghe người khác xúi giục, tôi biết, anh ta nghe theo lời người khác, đòi lại tài sản.
Khi ấy pháp sư Ngộ Đạo và hàng đệ tử xuất gia có hơn bốn mươi người, muốn tìm luật sư, dùng pháp luật để giải quyết. Tôi nói, chúng ta nhất định không nên ra tòa, người học Phật kéo nhau ra tòa thật mất mặt. Ngày ngày đều giảng buông bỏ, buông bỏ, còn vì tài sản mà tranh giành thì thành thể thống gì? Tôi nhất định ngăn cản. Khi ấy Hàn quán trưởng vừa mất mới có hai tuần, thì họ đã muốn phát động điều đó. Tôi nói không được, chí ít phải đợi hết bốn mươi chín ngày của bà. Hi vọng được bình an niệm Phật hết bốn mươi chín ngày này, làm Phật sự siêu độ cho bà, đợi bốn mươi chín ngày sau hẳn bàn. Hết bốn mươi chín ngày tôi lại nói với mọi người kéo dài thêm đợi qua một trăm ngày. Qua một trăm ngày hẳn hay. Qua một trăm ngày tôi lại xin mọi người đợi đến tròn một năm. Một năm sau để mọi người tâm bình khí hòa rồi, tôi mới nói với mọi người, trời không tuyệt đường con người, chúng ta có đạo nghĩa, phải tri ân báo ân. Con trai bà cần tài sản thì hãy trả hết cho anh ta. Ở Mỹ chúng tôi cũng xây dựng đạo tràng, nếu anh ta muốn cũng đưa hết cho. Báo ân đức của bà đã giúp đỡ chúng ta trong ba mươi năm. Bất luận con bà nói gì, phê bình chúng tôi thế nào, chúng tôi cũng không nói lại một câu. Chúng tôi tri ân báo ân, chỉ biết báo ân không biết báo oán. Chúng tôi rời Đài Loan. Đó là một giai đoạn đã qua.
Sau khi rời Đài Loan đến Singapore, lúc này gặp được cư sĩ Hồ Ni Ni, bà giúp đỡ rất nhiều, nếu không có bà chúng tôi không thể trụ lại ở Singapore. Chúng tôi xây dựng đạo tràng ở Úc Châu. Bà cũng quyên góp không ít tiền. Khi ấy, bởi chúng tôi không hóa duyên, không tổ chức quyên góp nên số người biết không nhiều. Kinh tế không được khá giả. Chúng tôi ở Singapore được ba năm rưỡi không phải là một việc dễ dàng. Được sự chiếu cố của cư sĩ Lý Mộc Nguyên. Sau này nội bộ đạo tràng ở Singapore đã có sự thay đổi. Như đã nói ở trên cư sĩ Lý Mộc Nguyên tin vào tin vịt, thái độ đối với chúng tôi trở nên nhạt đi. Lãnh đạm đuổi đi. Tại sao vậy? Sau này còn gặp lại, chớ nên hành động để sau này gặp lại đôi bên đều cảm thấy ái ngại. Ân đức của ông ta chúng tôi không bao giờ quên. Khi ông ấy tin vào tin vịt, nói xấu chúng tôi, chúng tôi không hề đáp trả một câu bất thiện về ông, chúng tôi chỉ tán thán điểm tốt của ông. Tại sao vậy? Bởi lời Phật dạy chúng tôi nhớ kĩ, chúng tôi tuyệt đối không tranh với người. Một khi có điềm tranh giành, chúng tôi lập tức lùi bước. Thậm chí ở Đại Lục còn có một số người còn tưởng tôi vẫn ở Singapore, họ vẫn cúng dường cư sĩ Lâm như trước đây. Chúng tôi cũng không nói một câu. Chỉ có người đến Singapore thăm tôi thì biết tôi không còn ở đó nữa.
Con đường của cả cuộc đời tôi, trong kinh đều có nói đến, nếu không nghe theo lời dạy trong kinh, chúng tôi đã giống những người thông thường rồi, tức là tranh giành với người. Điều này đi ngược lại với những gì Phật dạy, người học Phật làm sao lại đi tranh giành? Tiền tài, tài sản, người cần thì cho họ, sinh không đem đến, chết không mang đi, tuyệt đối không tranh giành với người. Cả đời không có ý xây dựng đạo tràng, cho nên sống một cuộc sống du mục. Lần này đến Hongkong, là do Phật Bồ-tát sắp xếp. Lão cư sĩ Hà Trạch Lâm là người bạn đồng tu lần đầu tôi quen biết ở Hongkong. Năm kia ông mất có dặn vợ rằng vườn Lục Hòa là nơi ở của họ, nhất định phải tặng cho tôi, cúng dường tôi, hi vọng tôi có thể ở lại Hongkong lâu dài. Tôi biết đó là sự sắp xếp của Phật, Bồ-tát. Tôi đi xem và rất thích nơi đó, yên tĩnh, so với nơi đây còn yên tĩnh hơn, không nghe thấy tiếng người, cũng không nghe thấy tiếng xe cộ. Nơi đó tuy không lớn, một căn nhà nhỏ, khoảng hai ba người ở là vừa đủ, tôi liền nghĩ đến cuối đời sẽ ở lâu dài nơi đây. Nhưng trên toàn xã hội khắp toàn thế giới này, sự bất an định càng ngày càng nghiêm trọng. Nó khiến tôi nghĩ đến Phật pháp, Phật pháp thật vĩ đại, chúng ta không có phước báo to lớn như vậy.
Muốn truyền thừa và kéo dài Phật pháp cần phải làm công tác giáo dục. Đó là điều mà sáu mươi năm trước thầy Phương đã nhắc nhở tôi. Phật pháp cần hưng thịnh trở lại, nhất định phải khôi phục chế độ tòng lâm và xây dựng Đại học là để thực hiện mục tiêu ấy. Chúng tôi có lòng như thế, nhưng không có duyên, cũng không có phước báo, mãi đến cuối đời mới gặp được. Ở Malaysia, được sự ủng hộ của thủ tướng Najib đã xây dựng được ở đó một Viện Hán học, đào tạo người kế thừa Nho Thích Đạo. Năm ngoái, không ngờ kết duyên với nước Sri Lanka, đến thăm nước đó 9 ngày, giảng kinh một tháng, hết sức hoan hỷ. Tôi kiến nghị cùng tổng thống muốn xây dựng một Đại học Phật giáo, Đại học Tôn giáo, tổng thống dốc toàn lực ủng hộ. Tôi đem tất cả sự cúng dường của tứ chúng quyên góp vào hoạt động ấy. Mọi cúng dường của tôi đổi thành usd được hai ngàn năm trăm vạn (25 triệu usd), đều quyên góp cả. Nay vấn đề kinh phí đã không còn là khó khăn nữa, tôi biết có rất nhiều người chủ động quyên tặng.
– Trích sách: Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *