Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phục hưng Phật giáo phải quay trở về công tác giáo dục

Không việc tốt gì bằng việc hoằng pháp lợi sanh - HT Tịnh Không
Nếu ngày nay chúng ta thật sự có thể khiến Phật giáo trở về công tác dạy học ngày xưa, vì sao làm như vậy? Lúc Đức Phật còn tại thế, ngài giảng kinh thuyết pháp 49 năm, đây gọi là Phật sự. Rốt cuộc Đức Phật ở thế gian đã làm những điều gì? Đức Phật làm những gì? Làm việc gì? Công việc của ngài chính là giảng kinh dạy học, là làm giáo dục. Thân phận ngài là gì? Là một người thầy giáo, 49 năm như một ngày, làm chức vụ người thầy, chúng ta phải nhận thức rõ về ngài.
Phật giáo truyền đến Trung quốc, đương thời chư vị đại đức đó từ Ấn độ đến truyền pháp, rất nhiều người Trung quốc xuất gia theo họ, đều dạy học_nghiên cứu kinh giáo, giảng giải kinh giáo, tự mình y giáo phụng hành, đây là Phật sự. Về sau biến thành kinh sám Phật sự, biến thành siêu độ vong nhân.
Khi tôi mới học Phật, rất nghi hoặc với những vấn đề này. Lúc đó có vị hòa thượng, ông đối với tôi rất tốt, rất quan tâm, tôi cũng rất cám ân_Đạo An pháp sư. Lần đầu tiên đến Nhật bản là đoàn của ông, cũng đến mời tôi cùng đi với ông. Tôi làm thị giả cho ông, ở cùng phòng với ông. Tôi đến thỉnh giáo ông, tôi nói: suốt đời Đức Thế Tôn chưa từng làm Phật sự siêu độ vong linh, điều này trong kinh không có. Tôi hỏi vấn đề này từ đâu mà có? Ngài suy nghĩ rồi nói: đại khái là xuất hiện vào thời Đường Minh Hoàng. Tôi hỏi vì sao? Đường Minh Hoàng vì sự kiện Dương quý phi và An Lộc Sơn gần như là mất nước. An Lộc Sơn tạo phản, Dương quý phi làm nội ứng, cũng may nhóm của tướng quân Quách Tử Nghi bình phản được động loạn này. Sau khi bình phản xong, trên mỗi chiến trường Đường Minh Hoàng cho xây dựng một ngôi chùa, gọi là chùa Khai Nguyên_Niên hiệu của ông là Khai Nguyên. Nên Chùa Khai Nguyên rất nhiều, đều là ở chiến trường, dùng cách này để truy điệu những quân dân tử nạn trong chiến tranh, mời người xuất gia đến làm lễ truy điệu, đại khái là bắt đầu từ đây. Hoàng đế làm như vậy, trong tưởng tượng của chúng ta, lúc đó văn võ bá quan đại phú trưởng giả, phải có thân phận như vậy mới mời được pháp sư. Pháp sư không phải dễ mời, phải tôn sư trọng đạo, cũng có thể chỉ có một hai người. Khi gia đình có người qua đời, đến tụng một bộ kinh, chính là ý này. Đây là gì? Khởi đầu.
Đạo An pháp sư đã nói ra được một đạo lý, đưa ra sự thật này. Không ngờ mấy trăm năm sau, đã biến nó thành chánh tông, giảng kinh dạy học chính quy không còn. Thời đó ở chùa là giảng kinh dạy học, còn việc truy điệu làm ở nhà người ta, không phải tổ chức ở chùa, chúng ta phải hiểu lịch sử này.
Vì vậy, nếu muốn phục hưng Phật giáo, nhất định phải quay trở về công tác giáo dục. Điều này trước đây thầy Phương nói với tôi rất nhiều lần, tôi có ấn tượng rất sâu. Thầy nói, muốn phục hưng Phật giáo, nhất định phải phục hưng chế độ tùng lâm, chế độ tùng lâm là đặc sắc của Phật giáo Trung quốc, chính là đại học Phật giáo. Vào thời Tùy Đường chế độ này rất thịnh hành.
Dạy học của Phật giáo vốn là chế độ tư thục, không thể trở thành trường học chính quy. Mã Tổ và Bách Trượng đều là tổ sư của Thiền tông, họ đề xuất phải đem Phật giáo chính quy hóa. Chính thức kiến lập trường học, trường học này gọi là tùng lâm. Trong này phân công thành ba cương lĩnh chấp sự, cũng giống như trường đại học hiện nay, đích thực đại học hiện nay là như vậy. Chủ tịch của Tùng lâm chính là trú trì_Phương trượng, là hiệu trưởng. Hòa thượng thủ tọa quản lý giáo dục_Vụ trưởng giáo dục, duy na là huấn đạo trưởng, giám viện là tổng vụ trưởng. Chức vụ hoàn toàn tương đồng, chỉ là danh xưng khác nhau, giống như đại học hiện nay vậy. Nên nó có phân khoa, phân hệ. Trong tùng lâm muốn học gì, đều có thầy dạy môn đó, nên gọi là phân tòa giảng kinh. Mỗi điện đường đều là giảng đường, quý vị học môn nào thì đến giảng đường đó theo thầy đó học. Nhưng nó là thâm nhập một môn huân tu lâu dài, họ không cho phép học mấy môn cùng một lúc, mà phải học môn này xong mới được học môn khác_Chính quy hóa trường học. Vì vậy nó có tổ chức, có hệ thống.
Trường học hiện nay phân khoa rất nhiều rất phức tạp, Phật pháp không phân nhiều như vậy, nhưng nó đã hình thành một trường học hóa. Có chế độ, có kế hoạch để dạy học, đào tạo học sinh, vì thế nên khôi phục tự viện. Vào thời Tùy Đường, tự viện là đạo tràng giảng kinh dạy học, hiện nay cũng có đạo tràng chuyên tổ chức kinh sám Phật sự, chúng ta có thể tiến hành song song. Nhân gian có nhu cầu, người già qua đời đều đến chùa tụng kinh siêu độ, như vậy còn chấp nhận được, nhưng nhất định phải có trường học. Nếu không có trường học, không có giáo dục, chỉ đơn thuần dựa vào việc siêu độ, người trong xã hội nói chúng ta là mê tín, sớm muộn sẽ bị đào thải.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 488)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *