Đạo Phật

Hành chữ “thiện” – căn bản cốt tủy của người tu đạo

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
“Hành THIỆN chân lý quang minh,
Thiện Tâm phát triển nhân sinh hài hòa.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”…
Hành Chữ “THIỆN” tức là tu cái gì vậy? Vâng, đó chính là Tu thập thiện nghiệp ( tức mười nghiệp thiện ).
– Thầy luôn dạy chúng con rằng , thời khóa công phu không cần quá nhiều, không nên chỉ chú trọng vào thời gian công phu, mà hãy lo tu chữ “THIỆN” trước đã, vì nó là căn bản và gốc rễ, hãy cố gắng học và hành chữ ” Thiện ” này cho vững chắc rồi dụng công cũng không muộn.
– Để trở thành thiện nam tử thiện nữ nhơn như trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện có nhắc đến, người tu đạo dù tại gia hay xuất gia cũng phải đi từ cái cơ bản tức phải tu 10 nghiệp thiện.
– Tu chữ “Thiện ” để sửa đổi và vun trồng đức hạnh của chính mình, không phải tu Thiện là để tích lũy công đức, ham làm thiện để có phước báu, làm thiện để khoe khoang với đời. Tại sao vậy? Vì mục đích quan trọng nhất của việc tu hành lá hướng đến sự giải thoát, không cầu phước hữu lậu, tham tiếc phước báu, công đức.
– Muốn thành công lấy chữ ” THIỆN ” làm kim chỉ nam để đi từ bước cơ bản đến nâng cao. Vì Tu chữ ” THIỆN” chính là học tập và trau dồi những phẩm chất đạo đức của con người về trí, tín, nhân, lễ, nghĩa…
– Muốn tu chữ THIỆN đầu tiên phải tu “khẩu” cho tốt vào, tiếp đó tu “thân” và tu” ý ” là sau cùng. Thân khẩu ý trong sạch biểu lộ cho đức hạnh của một con người có khí chất của sự tu dưỡng và thực hành chữ ” Thiện ” mọi lúc mọi nơi.
– Tin sâu nhân quả và học chữ Thiện cho rốt ráo, kết hợp thọ trì, tụng đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ( chính là dạy chúng sanh về hiếu hạnh, lòng biết ơn, và nhân quả… ). chúng sanh thời mạt pháp mắc phải căn bệnh chung là vì tham phước báu công đức mà ham làm thiện, làm thiện cốt yếu cũng chỉ vì lợi dưỡng, tiếng khen, làm thiện với tâm mong cầu, lợi dụng chư Phật, Bồ Tát đổi trác qua lại.. vv…
– Lại nữa, Chúng sanh thời ngũ ác trược luôn thích hướng ngoại, đi tìm phước báu bên ngoài, mà quên mất rằng nó nằm bên trong tự tâm mỗi người, sẳn có trong bản tâm chúng ta tròn đầy và viên mãn. Đức Phật là bậc toàn giác, Ngài đã khai thị như sau : ” Ta là phật đã thành, chúng sanh là phật sẽ thành ”. Ngài biết và thấy được bổn tâm của chúng ta không khác gì với tâm Phật. Chỉ là do vô minh che lấp làm lu mờ bổn tâm thanh tịnh, thường hằng bất biến, cho nên Phật và ma chỉ cách nhau một tâm niệm mà thôi.
– Đúng vậy, Phước đức không phải từ bên ngoài mang lại, mà là nằm ở trong tâm chúng ta, ngoài tâm ra không có gì hết. Nếu chúng ta biết quay lại sử dụng cái bổn tâm này thì công đức không thể nghĩ bàn, sao còn mong cầu tìm kiếm bên ngoài.
– Mỗi ngày giữ giới, làm lành, nghĩ thiện, tụng kinh, trì chú, cung kính Bổn Tôn, cố gắng kiên nhẫn, kiên định với chí hướng, mục tiêu, phát đại nguyện lực, thọ trì đọc tụng kinh sách, khai mở trí tuệ và lòng từ, tri và hành trì theo lời dạy của Tổ Thầy, pháp bảo, luôn lấy mình để biểu pháp, làm gương cho bạn bè đồng đạo khi hành trì được lợi ích và thấy được sự thay đổi trên bước đường tu, chúng ta khi ấy hãy chia sẻ rộng rãi đến với mọi người, tại sao vậy? Vì khi và chỉ khi chúng ta chính là người trải nghiệm và đạt được hiệu quả, thì đó mới thật sự đúng với tác phong của người tu đạo mà Sư Phụ Tuyên Hóa dạy bảo ” Lời nói theo việc làm, và việc làm theo lời nói ” khi ấy, hãy mang những gì đã trải nghiệm đến với bạn bè, gia đình thân quyến và tất cả chúng sanh…vvv..
– Chúng ta hãy chú tâm tri và hành chữ “Thiện “cho rốt ráo, để làm nền tảng vững chắc, rồi hãy đến các bước nâng cao, từng bước, từng bước cho vững vàng, tuy chậm mà chắc, một khi viên mãn rồi thì hãy phát tâm vô thượng bồ đề và sau cùng là trí tuệ bát nhã ba la mật.
– Người tu đạo không nên nôn nóng, ham nhanh ham lẹ, tu chữ” Thiện ” là gốc rễ, là căn bản, nếu để mất gốc, mất cái căn bản đầu tiên, thì cũng như xây nhà trên cát. Những cái căn bản còn chưa thực hành được , thì nói gì đến những cái trọng yếu, trọng tâm, chắc chắn cũng chỉ là thùng rỗng kêu to, dậm chân tại chỗ.
– Tu chữ ” THIỆN ” chính là sửa đổi, cải tạo, uốn nắn, rèn giũa, tôi luyện chúng ta thành một con người tài đức vẹn toàn, chúng ta mỗi ngày học tập vun trồng Đức Hạnh và giữ gìn giới luật trang nghiêm thanh tịnh chính là đã và đang y giáo phụng hành theo lời Thầy, ý Tổ. Hãy cố gắng siêng năng tinh tấn nổ lực công phu tu chữ ” THIỆN ” song, nên ghi nhớ là tu ” chân thiện” không phải ” giả thiện ” chỉ như vậy, chúng ta mới có thể đạt được lợi ích đúng như Pháp…
Nguồn: FB Diệu Nhi
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *