Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

[Media] Giảng Bát Nhã Tâm Kinh (7 tập) – HT Tịnh Không

Bát nhã tâm kinh giảng giải

Giảng Bát Nhã Tâm Kinh

  • Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
  • Địa điểm: Thánh Hà Tây
  • Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩ
  • Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

Đọc ebook trực tiếp:

Bát nhã Ba La Mật Đa tâm kinh

Youtube

Giảng Bát Nhã Tâm Kinh MP3

Tập 01 Tập 02 Tập 03 Tập 04 Tập 05 Tập 06 Tập 07

 

Bài Bát Nhã Tâm Kinh do ngài Huyền Trang đời Ðường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ-Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ. Bát Nhã Tâm Kinh nói cho đủ ra là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm-Kinh, gồm một phần chữ Phạn phiên âm: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða, và một phần chữ Hán: Tâm-Kinh.Ma Ha, Trung Hoa dịch là lớn, là đại. Bát Nhã là trí tuệ. Ba La Mật Ða là đáo bỉ ngạn, hay là đến bờ bên kia; gần đây dịch là cứu kính. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða, đó là trí tuệ rộng lớn cứu kính.Tâm Kinh là kinh nói về Tâm. Nếu hiểu rõ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða, đó tức là Tâm Kinh. Vì sao? Vì trí tuệ rộng lớn cứu kính, còn gọi là trí tuệ Bát Nhã, tức là Tâm vậy.

Trong kinh Bát Nhã có nói:”Bát Nhã vô tri vô sở bất tri”, nghĩa là “Bát Nhã không biết mà không chỗ nào chẳng biết (hay không cái gì chẳng biết)”. Không biết nghĩa là Bát Nhã đối với cảnh không khởi vọng thức phân biệt. Không chỗ nào chẳng biết vì Bát Nhã là trí tuệ hằng sáng, hằng giác dụ như gương sáng; tất cả cảnh vật hoặc người qua lại đều hiện rõ ràng không thiếu sót. Biết mà không khởi vọng thức phân biệt là cái biết của Tâm.

Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *