Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nói đến ba nghiệp đều là thân, khẩu, ý

Niệm Phật có thể chuyển được nghiệp lành bệnh kỳ diệu
Nghe âm thanh thuyết pháp chí đức danh hiệu của A Di Đà Như Lai, những trói buộc khẩu nghiệp như trên đây đều được giải thoát. Chúng ta học khẩu nghiệp của Phật A Di Đà như thế nào? Phật ở trong bản kinh này nói với chúng ta, trong phẩm thứ tám dạy cho chúng ta thiện hộ tam nghiệp. Trong kinh điển thông thường, nói đến ba nghiệp đều là thân, khẩu, ý. Thứ tự là nói như vậy. Trong Kinh Vô Lượng Thọ không phải vậy. Kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên là khẩu nghiệp, thứ hai là thân nghiệp, thứ ba là ý nghiệp. Quí vị nghĩ thử xem Phật vì sao dùng cách nói như vậy, dụng ý là ở đâu? Chúng sanh ở thế giới ta bà đặc biệt là hiện tại dễ dàng phạm nhất là khẩu nghiệp.
Khẩu tạo nghiệp gì? Thích phê bình người khác, không biết bản thân đang tạo khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp là vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Phê bình người khác, có lúc bốn loại này đều phạm mà bản thân họ lại không biết. Cho nên thiện hộ tam nghiệp đầu tiên là khẩu nghiệp, “thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá”. Người khác phạm lỗi tí ti liền ác ý phê phán, quá đáng lắm. Không có lỗi lầm liền đặt ra lời đồn, đó là tội càng nặng hơn nữa. Có lỗi lầm phê phán đúng mức, thì đã có lỗi rồi. Vì sao vậy? Vì quí vị không hậu đạo. Người trung hậu, thấy người có lỗi lầm không nói, khích lệ khuyến thiện, đây là người có lễ tiết. Quí vị nhìn thấy người này, khuyên răn họ, họ có thể sửa có thể quay đầu, quí vị sẽ khuyên họ. Lúc nào khuyên họ? Lúc không có người thứ ba đứng trước mặt, lúc này khuyên răn họ, có người thứ ba, họ cần thể diện, họ sẽ e ngại. Bản thân chúng ta phải giữ được điều gọi là “tốt khoe xấu che”. Người khác có điểm tốt chúng ta có thể tán thán, người khác có lỗi lầm không nói ra, khuyên họ phải sau lưng mọi người, không thể nói trước mặt mọi người. Họ sẽ cảm ơn, cảm ơn quí vị, quí vị đã giữ thể diện cho họ. Hơn nữa chỉ lỗi chỉ lần thứ nhất rồi lần thứ hai, không thể đến lần thứ ba, lần thứ hai lại khuyên mà không nghe sau này không nên nói nữa. Nếu nói nữa thì như thế nào? Nói nữa liền thành kẻ thù. Họ khởi oán hận với quí vị, hà tất quí vị phải thế?
Cổ nhân nói rất hay: “oan gia nên giải không nên kết”, trong đời này không kết oán với người khác. Bất luận họ phạm tội lỗi gì thì đó đều là việc rất bình thường thôi. Ví dụ như lúc tôi đang giảng kinh dạy học, có lúc nghe rất nhiều đồng học, có người từng gặp mặt, cũng có người chưa từng gặp mặt, nghe đến một số việc thiện của họ tôi tán thán, tôi tán thán như vậy, thính chúng đều nghe được, đều biết được, sau này phát hiện người đó có lỗi, không giống như tôi đã tán thán, quí vị nghĩ xem tôi tán thán sai rồi sao? Tôi tán thán là sự việc thiện kia của ông ấy. Con người có thiện có ác, chúng ta tán thán việc thiện của họ, không đề cập đến việc ác của họ, phải hiểu được đạo lý này. Thậm chí có, thực sự tôi cũng hiểu được, mượn lời tán thán của tôi về những điều tốt của họ, họ đi khắp nơi tuyên dương, lại đi lừa gạt những chúng sanh khác. Có rất nhiều người nói với tôi, ngay cả chức trách trong nước cũng nói với tôi, thái độ của các nhà chức trách rất nghiêm khắc, rất có trí tuệ, họ nói: Pháp sư à, những sự việc này Ngài không biết, chúng tôi sẽ xử lý. Đây chính là dùng danh nghĩa của tôi, để làm gì?
Không có gì khác, đa số là để đi gom tiền, đều nói là ở trong nước xây dựng đạo tràng, phải chuẩn bị nghênh đón tôi trở về, phải xây tinh xá, liêu phòng cho tôi, để mọi người quyên góp tiền. Những lời này lúc tôi giảng kinh dạy học cũng đề cập đến rồi, từng khuyên nhủ mọi người, tôi có về nước hay không? Sẽ không, tôi sẽ không trở về. Vì sao sẽ không trở về? Tôi trở về đó là đi dưỡng lão, không giảng kinh dạy học nữa tôi có thể trở về. Trở về ở lâu dài thì không có vấn đề gì, nhưng tôi sống tại thế gian này, sống một ngày thì giảng kinh một ngày, ngày nào tôi không giảng kinh nữa thì ngày đó tôi sẽ ra đi. Lúc tôi sơ phát tâm học Phật chính là học Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Mâu Ni một đời không xây dựng đạo tràng. Tôi nghĩ rất nhiều, nghĩ cũng rất lâu, Phật Thích Ca Mâu Ni vì sao không xây dựng đạo tràng? Xây dựng đạo tràng phải lo lắng, xây dựng đạo tràng thì hậu di chứng rất lớn, xây dựng đạo tràng phải là người có phước đức lớn. Phật Giáo truyền đến Trung Quốc tất cả đạo tràng ở các nơi dường như là do quốc gia xây dựng. Quí vị xem nhưng ngôi chùa lớn này. Cho xây dựng đó chính là hoàng đế hạ lệnh, cho quan viên địa phương chấp hành, là đạo tràng quốc gia xây dựng. Đến sau này cũng có một số đại thần, trưởng giả, cư sĩ họ đem nhà của bản thân họ, bản thân họ sau khi qua đời đem gia sản của họ phụng hiến ra để xây đạo tràng, cũng là đạo tràng thập phương, đây là sự thật.
Thầy Lý tôi thân cận thầy đến mười năm, kinh giáo tôi học với thầy. Thầy thường nhắc nhở chúng tôi, “chỉ sợ không có đạo, không sợ không có chùa”. Thầy giáo dùng lời này khích lệ chúng tôi, đạo quan trọng chùa không quan trọng, hơn nữa thường nói “có chùa không đạo không thể hưng giáo”, nói rất rõ ràng như vậy. Thứ gì mới là quan trọng? Đạo quan trọng, chùa không quan trọng. Tôi dường như vào khoảng trước sau năm 1984, không nhớ rõ nữa, lần đầu tiên tôi về nước, tại Bắc Kinh gặp lão cư sĩ Triệu Phác, chúng tôi và lão cư sĩ Triệu Phác là đồng hương, nên gặp nhau tuy là lần đầu tiên gặp mặt, nhưng rất hợp nhau, lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện, mà nói đến bốn tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi giảng kinh đồng tu ở Hongkong cùng đi với tôi hơn hai mươi người, lão cư sĩ tiếp đãi chúng tôi ăn cơm tối, mời ba bàn, tôi báo cáo với lão cư sĩ: Thầy giáo dạy chúng tôi học Phật Thích Ca Mâu Ni, đạo tràng một là nơi dùng để tu hành, hành môn; hai là giải môn nơi nghiên cứu kinh giáo. Tôi kiến nghị với lão cư sĩ Phác, những đạo tràng cổ của Phật Giáo Trung Quốc, nếu như có khả năng thì đều phục hưng nó trở lại, để làm gì? Để làm kỷ niệm, làm đạo tràng để tham quan du lịch. Đây là việc tôi đề xuất ra. Vì sao vậy? Nó đã có lịch sử trăm ngàn năm rồi. Khách du lịch từ sáng đến tối nối nhau không ngừng, đạo tràng náo nhiệt, nơi này không thể tu hành. Cho nên nó là văn vật lịch sử, là cổ tích, phải dùng con mắt này để nhìn nhận nó, làm nơi tham quan du lịch. Làm thành một điểm hướng ngoại tuyên truyền của Phật Giáo, giới thiệu văn vật Phật Giáo cho khách du lịch, giới thiệu văn hóa Phật Giáo, là một việc tốt!
– Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 251
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Minh Tâm.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *