Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Đức Thế Tôn

Đường về cực lạc, Tịnh độ nhân gian
Năm xưa, khoảng hơn 20 năm về trước, tôi sống ở Mỹ, gặp lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, lão cư sĩ nói với tôi, Hạ Liên Lão, là người hội tập bộ kinh này, là thầy của ông, năm đó, năm Dân quốc sơ niên, đề xướng Tịnh Tông học hội, chỉ là đề xướng tên để gọi, nhưng chưa thành lập. Hoàn cảnh khi đó của Trung Quốc muốn thành lập Tịnh Tông học hội sẽ gặp khó khăn. Ông liền khuyên tôi thành lập tại hải ngoại. Tôi nghe xong rất hoan hỷ, cho nên Tịnh Tông học hội đầu tiên của chúng ta thành lập tại Ôn Ca Hoa (Vancouver) Tịnh Tông học hội Canada. Thời đó một số Hoa kiều Đài Loan mời tôi đi giảng kinh rồi thành lập học hội đầu tiên ở đó. Sau đó, từ Canada trở về Mỹ, trú tại Cựu Kim Sơn (San Francisco), tại Cựu Kim Sơn có một thị trấn nhỏ, thị trấn Khố Bá Đề Nặc, thị trấn này cũng rất nổi tiếng, thông thường người ta gọi nó là Tịch Cốc (thung lũng Silicon). Tôi sống ở nơi đó, cũng mua một căn nhà. Cho nên tại địa phương đó thành lập Mỹ quốc Tịnh Tông học hội. Hội trưởng là Dương Nhất Hoa, hiện nay học hội này vẫn còn. ở Los Angeles cũng thành lập, mỗi năm đều đi vòng quanh nước Mỹ giảng kinh. Cho nên Mỹ, Canada, thời gian tôi sống ở Mỹ có khoảng hơn 30 hội, thật hiếm có. Thành lập Tịnh Tông học hội rồi, tôi viết duyên khởi, nêu ra 5 môn thời khóa Tịnh Tông chúng ta tu học. Đây là thời khóa bắt buộc, gần giống với ý nghĩa của ngũ phẩm này.
Môn thứ nhất: Tịnh Nghiệp tam phước, của Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của Thế Tôn đối với người tu học Tịnh Tông. Nội dung của nó không chỉ là Tịnh Tông, có thể nói là các tông các phái tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều không thể rời nguyên tắc này. Rời nguyên tắc này tức không phải là Phật Pháp. Ba điều mười một câu.
Điều thứ nhất: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai: thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.
Điều thứ ba: Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả.
Phía sau đó Phật nói rất rõ ràng. Tam phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của Tam thế chư Phật. Quí vị xem câu nói này nặng biết bao. Tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai, đây là gốc để người tu hành thành Bồ Tát, thành Phật – là chánh nhân. Vậy nếu quí vị không theo Tam phước này, thì sẽ không thành tựu. Điều đầu tiên là “hiếu dưỡng cha mẹ”, bất hiếu thì người này vô dụng rồi. Trong Đạo giáo giảng bất hiếu phụ mẫu đều đọa tam đồ, quả báo là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, ở trong tam đồ. Làm sao chỉ có một chữ hiếu mà hiện nay lại không ai biết. Bản thân tạo tội bất hiếu, tương lai đọa tam đồ. Lại còn mơ mơ hồ hồ không biết đọa vào đâu. Oan uổng, vì không ai dạy. Cho nên mười mấy năm lại đây, chúng tôi đặc biệt đề xuất Đệ tử quy. Hiếu thân tôn sư phải học Đệ tử quy, làm được Đệ tử quy, hiếu thân tôn sư làm được rồi, từ tâm bất sát. Chúng ta học Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, giáo dục nhân quả, đúng là giết người đền mạng, thiếu nợ phải trả nợ, hiểu được đạo lý này, hiểu được nhân quả, thì khởi tâm động niệm đều không dám làm việc phi pháp. Câu cuối cùng là tu thập thiện nghiệp. Cho nên đây chính là ba cái gốc của Nho Thích Đạo. Chúng ta từ lời giáo huấn của điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp tam phước mà chọn ra. Vì thế điều tu học đầu tiên chính là căn bản của căn bản là Đệ tử quy. Thứ hai là Cảm Ứng Thiên, thứ ba là Thập thiện nghiệp đạo. Ngày nay vì sao chúng ta học Phật. Thập thiện nghiệp đạo cũng không làm được? Vì họ không có Đệ tử quy, không có Cảm Ứng Thiên, Thập thiện nghiệp sẽ không làm được. Ngày xưa, không nói xa xôi, một hai trăm năm trước, tại mảnh đất rộng lớn Trung Quốc, đời này qua đời khác, người tu học Phật Pháp đều có gốc rễ tốt, ba cái gốc đều có. Giáo dục luân lý, giáo dục nhân quả, giáo dục gia đình đều bồi dưỡng họ rất tốt, từ nhỏ đã dạy dỗ đàng hoàng. Lúc học Phật họ chỉ học thêm Thập thiện nghiệp đạo, là điều nhẹ nhàng thôi. Nêu ra Ngũ giới thập thiện có ai không làm được! Ngày nay không được, hiện nay tại gia học Phật, Thập Thiện nghiệp đạo không làm được. Xuất gia học Phật Sa di luật nghi làm không được. Cho nên toàn là giả, không phải thật.
Nếu thật sự học Phật, thật sự có thể làm được. Phật Giáo được cứu rồi, xã hội được cứu rồi, địa cầu được cứu rồi. Quí vị nghĩ xem sự ảnh hưởng này lớn biết bao. Tịnh Nghiệp tam phước, phước thứ nhất không làm được, điều thứ hai cũng chẳng khác gì. Điều thứ nhất không phải của người xuất gia, điều thứ nhất là pháp thế gian. Hiếu thân tôn sư, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, đây là pháp thế gian. Phật Pháp kiến lập trên cơ sở pháp thế gian. Pháp thế gian, làm người mà cũng làm không tốt rồi, thì làm sao có thể làm Phật? Làm gì có đạo lý đó? Có thể làm được pháp thế gian, thì đức Phật mới gọi quí vị là Thiện nam tử, thiện nữ nhân. Quí vị mới có tư cách học Phật. Nếu không đầy đủ điều kiện này, thì quí vị không có phần trong Phật Pháp. Quí vị học thế nào cũng không học tốt, không có gốc. Những điều quí vị học được đó là Phật học thường thức, ngày nay chúng ta giảng là tri thức. Người thông minh trí huệ học một ít tri thức Phật Giáo trong kinh điển Phật Giáo. Tam học Giới Định Tuệ họ hoàn toàn không có, cho nên họ không phải là người học Phật. Dùng ngôn ngữ ngày nay, thì họ là học giả của Phật giáo. Xem Phật Giáo như một môn học thuật thế gian để nghiên cứu. Lợi ích chân thật trong Phật Pháp họ hoàn toàn không đạt được. Họ không thể hiểu, họ cũng không thể khế nhập. Điều thứ nhất ở trước tu tốt rồi, có cái gốc này rồi, mới có thể tiếp nhận Tam Quy Ngũ Giới, Bồ Tát giới. Người xuất gia thì giới Tỳ kheo, giới Sa di, mới có thể thực sự học tốt. Ngày nay gốc rễ hư rồi, không còn gốc nữa, chúng ta hiểu rõ, không học bù vào, không công phu tu tập, thì cũng hết cách rồi.
Niệm Phật vãng sanh tất nhiên phải nhờ vào thiện căn trong đời quá khứ. Vì sao vậy? Vì đời này thiện căn của chúng ta ít ỏi quá, nhất định phải nhờ thiện căn phước đức của những kiếp trước. Trong đời này, gặp duyên thành thục, như vậy mới được vãng sanh. Đó chính là trong thời đại này, người niệm Phật rất nhiều, người vãng sanh rất ít. Nguyên nhân ở đây vậy, không thể không biết. Ở trước hai điều, ở sau điều thứ ba là gốc rễ của Đại thừa – “phát Bồ đề tâm, thâm tín nhân quả”. Nhân quả này không phải là nhân quả bình thường, thiện có thiện quả, ác có ác báo, đó là nhân quả bình thường. Người người đều biết. Vậy nhân quả trong Bồ Tát là gì? Thực sự nói điều này là xuất phát từ Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, là kinh luận của Tịnh Tông. “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. Điều này rất nhiều Phật tử không biết. Nếu Phật tử biết, họ lập tức trở về với pháp môn Tịnh độ. Họ một đời liền thành tựu, vậy thì nhanh quá. Không cần đi lòng vòng nữa. Bất luận tu học pháp môn nào, tông phái nào, chỉ cần đem công đức hồi hướng Tịnh Độ, chẳng có ai không thể vãng sanh. Điều này chúng ta sẽ nói đến trong đoạn sau của kinh này. Pháp môn Tịnh Tông lớn lắm, lớn lắm. Bao gồm tất cả, không phải người tu Tịnh Tông, chỉ cần là người tu học Đại Thừa bởi vì nó là pháp Đại Thừa. Chỉ cần tu học Đại Thừa, bất luận pháp môn nào hồi hướng đều có thể được Phật A Di Đà gia trì, lâm chung Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Đây là khoa mục đầu tiên trong Tịnh nghiệp tam phước, nhất định phải học.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 342)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *