Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Lúc gặp phải nguy nạn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài thật sự đến cứu quý vị

Tranh cát Bồ Tát Quán Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát, vì sao nhiều người thích Ngài, xưng tán Ngài, cảm ơn Ngài như vậy? Chính là bởi vì Ngài nhìn thấy người thế gian, người niệm Quán thế Âm Bồ tát, lúc gặp phải nguy nạn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát thật sự đến giúp họ, thật sự cứu họ. Cho nên Ngài “biến quán pháp-giới chúng sanh, tùy kỳ cơ duyên, nhi tự tại bạt khổ dữ lạc, cố danh Quán Tự Tại. [Quán khắp chúng sanh trong pháp-giới, tùy theo cơ duyên của họ, mà tự tại cứu khổ ban vui, nên gọi là Quán Tự Tại]”, Ngài cũng gọi là Quán Tự Tại.
Trong Tâm Kinh có một câu: “Quán Tự Tại Bồ Tát”, chính là Quán Thế Âm Bồ Tát. Ở đây câu nào cũng đều là kinh văn. Biến quán pháp-giới chúng sanh, không phải là một tam thiên đại thiên thế giới, mà là vô lượng vô biên tam thiên đại thiên thế giới, quá khứ, hiện tại, vị lại, bốn phương, bốn góc, trên dưới, tất cả cõi nước chư Phật là vô lượng vô biên, không có cách nào tính đếm, những cõi nước của chư Phật này thì Quán Âm và Thế Chí Bồ Tát đều nhìn thấy hết, không có chướng ngại.
Chúng sanh nơi đó tạo nghiệp, chịu khổ, ở chỗ này đã thể hội rõ ràng được một câu nói: “Phật không độ người không có duyên”. Không có duyên là gì? Quý vị không có tâm đón nhận, quý vị chỉ muốn hết khổ, quý vị không cách nào cả. Cho nên trong một đời này, có duyên niệm một câu A Di Đà Phật, niệm một tiếng Quán Thế Âm Bồ tát, thì có duyên với Phật Bồ Tát rồi. Nếu quý vị nói đó là mê tín, nói đó là vọng-tưởng, không thể tiếp nhận, như vậy là không có duyên. Không có duyên, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn giúp cũng không giúp được, nhất định phải có duyên [mới giúp được].
– Cung kính trích dẫn “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014”, tập 349
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *