Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Cần săn sóc kĩ lưỡng thiện tâm, cần phải vun bồi gốc thiện thật tốt

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật
Những con ma tiếng tốt, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, khi tiếp xúc với nó bao nhiêu người tu hành đã phải thân bại danh liệt. Ngày xưa rất nhiều người tu hành, suốt đời ở thâm sơn cùng cốc, không xuất hiện, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân gì?
Sợ mình không thể chịu được những thứ mê hoặc rồi thối tâm ngay trong đời này. Đây là cách làm rất thiết thực, đúng đắn, họ hiểu được việc phải bảo toàn chính mình.
Ngày nay những duyên như thế này rất ít, nếu bạn ở trong núi sâu_Phương tiện giao thông và khoa học kĩ thuật ngày nay rất phát triển, cho dù ngôi chùa có ở thâm sơn cùng cốc cũng có truyền hình, điện thoại, internet, như thế là hỏng. Thực sự tu hành, đừng cần những thứ như thế, cứ sống một đời thanh bạch. Cuộc sống đảo lộn thế nào ta không cần biết, vì tâm ta đang an tĩnh, không chịu tác động bên ngoài, như thế mới được. Người nào thắc mắc, mỗi ngày tôi đều thấy thiên hạ thái bình, đâu có gì đâu, tốt đẹp cả mà!
Nếu bạn tiếp xúc với những sợi dây liên lạc này thì bạn sẽ rắc rối to, lúc đó mới thấy đời loạn, không va chạm với gì cả thì thiên hạ thái bình. Quý vị xem những người cùng ở với mình trên quả đất này, sống chung với nhau mà thiên hạ của chúng tôi thái bình, an ninh, còn xã hội các quý vị đầy dẫy tai nạn, loạn lạc, bên chỗ tôi không có, chưa bao giờ nghe đến, không nghe không phải là vô sự đó sao? Đây là cách biết tự bảo vệ mình
Chúng ta thường nói xã hội ngày nay, những người theo dầu tư vào lĩnh vực này rất đông như: film ảnh, truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, đầu tư vào lĩnh vực này rất đông. Họ có quyền xuất bản, có quyền biểu diễn, nhưng chúng ta có quyền không xem. Quý vị không thể kéo chúng tôi đi, chúng tôi có quyền không tham dự, không xem, không nghe quý vị. Tôi có quyền ngày nào cũng ở nhà đọc kinh Phật, cùng làm bạn với cổ nhân, đây là cách biết bảo vệ bản thân.
Kiên quyết bỏ, đây là trợ duyên rất quan trọng, tại sao? Buông bỏ được lòng tham muốn, không còn lòng ham muốn thì đã giảm đi 80% phiền não. Nên biết 80% phiền não xuất phát từ lòng tham, nếu cắt được lòng tham thì giảm được 80%. Thế nào là bỏ? Chỉ cần bỏ lòng tham là được, bỏ tham sân si, đây gọi là bố thí. Bố thí nhiều mà tham sân si vẫn còn thì cũng như không bố thí, đó chỉ là cách kết một chút duyên với thế gian, tu một chút phước báo của thế gian chứ không có công đức gì, bỏ được tham sân si mới có công đức thực sự.
Chúng ta phải hiểu, cần săn sóc kĩ lưỡng thiện tâm, cần phải vun bồi gốc thiện thật tốt. Thiện căn của thế gian là không tham, không sân, không si, còn thêm không ngạo mạn, không nghi ngờ, như thế là thiện căn thế gian của bạn đã viên mãn. Cần liên tục, không để khiếm khuyết, đây chính là cách thiết lập nhân duyên thù thắng với chư Phật, Bồ Tát.
Thứ ba: “Vì giỏi tu tập, giỏi thu phục, giỏi thành tựu”, ba câu này rất quan trọng. Tất cả đều nhắm đến thiện căn, cần tu thiện căn. Tu là học, tập là áp dụng vào đời sống, cần sử dụng nó. Áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, vào công việc, vào việc đối xử với mọi người, ứng xử với mọi vật, đấy là tu tập.
“Thu nhiếp cho đến thành tựu”, nhiếp là nhiếp thọ, thân cận những người có đức hạnh, thân cận những người có trí tuệ. Học theo họ, đây là nhiếp thủ, một mạch cho đến khi thành công, thành tựu những gì? Thành tựu viên mãn chính là thành Phật, chưa thành Phật thì thành tựu đó chưa viên mãn.
A La Hán mới thành tựu chút ít, mới tốt nghiệp tiểu học. Phật Bích Chi mới tốt nghiệp trung học. Bồ Tát mới tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa được coi là thành tựu. Tiến sĩ mới được coi là thành tựu, tốt nghiệp đại học vẫn chưa được coi là thành tựu. Bồ Tát thập địa, Bồ Tát thập địa là tốt nghiệp đại học. Tiến sĩ được gọi là Diệu Giác Như Lai, thành Phật. Đẳng Giác còn là Bồ Tát, nghiên cứu sinh trong lớp tiến sĩ của viện nghiên cứu, chưa tốt nghiệp, mục tiêu là nhắm đến thành tựu viên mãn.
“Nên nay mới được mang nhiều lễ vật đến thế giới Cực Lạc cúng dường Phật A Di Đà”. “Tới lui nhộn nhịp, phấn khới vui vẻ”. Hai câu này mô tả rất nhiều thiên nhân đến thế giới Cực Lạc để cúng dường, rất nhiều người đều đến đây để cúng dường! Nói lên nhân duyên trí tuệ, phước đức thù thắng không gì sánh được của Phật A Di Đà, nên chật kín người đến thăm ngài.
“Càng khiến thiện căn thêm lớn”. Được thấy Phật A Di Đà, thăm thế giới Cực Lạc, chắc chắn thiện căn của bạn sẽ được lớn thêm.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 448 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *