Đức Phật

Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của Chư Phật. Vị Bồ Tát này rất gần gũi với chúng sinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị Bồ Tát này.

Những người có niềm đam mê với Phật chắc chắn sẽ không thể nào không biết đến Văn Thù Bồ Tát. Đây là một trong những vị Bồ Tát rất gần gũi với chúng sinh. Ngài thường được ví như người có trí tuệ đệ nhất trong thiên hạ và chưa có ai có thể sáng bằng được. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vị Bồ Tát này Lôi Phong sẽ giới thiệu đến với các bạn bài viết sau. Hãy cùng theo dõi nhé.

Mục lục

1. Văn Thù Bồ Tát là ai?

Văn Thù Bồ Tát hay còn được gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Đặc biệt với tên Diệu Đức sẽ mang ý nghĩa thể hiện mọi Đức đều sẽ được tròn đầy. Ngài chính là người con thứ 3 của đời vua Vô Tránh Niệm và được gọi bằng tên gọi đó là Thái tử Vương Chúng.

Vị Thái từ này đã thường xuyên cúng dường cho Phật Bảo Tạng và luôn phát nguyện độ cho chúng sinh. Vì vậy Ngài đã được phong làm danh hiệu Văn Thù Sư Lợi. Phật Bảo Tạng về sau này cũng đã thọ ký cho vị Thái Tử đã phải trải qua rất nhiều hằng hà sa số kiếp thì sau Ngài mới có thể trở thành Phật và lấy danh hiệu là Phật Văn Thù.

Văn Thù Bồ Tát có mối quan hệ gần gũi và thân cận nhất đối với Đức phật Thích Ca. Trong nhiều cuốn kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại Thừa thì Văn Thù Bồ Tát đều xuất hiện.

Do phải trải qua hằng hà sa kiếp thì mới có thể tu thành chín quả nên hiện thân của Văn Thù của Ngài ở trên thế gian là không phân biệt được Ngài là nam hay nữ. Tuy nhiên mọi vị Phật đều mang chân thân đó là một vị nam tử Hán. Cùng với đó là tùy thuộc vào độ chúng sinh của các vị Phật là khác nhau thì họ sẽ hiển thị một vẻ khác nhau.

Phật Văn Thù bồ tát không phân biệt là nam hay nữ, vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng là Ngài Văn Thù Bồ Tát là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa.

Văn Thù Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ

Văn Thù Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ

Văn Thù Bồ Tát xưng là Đại Trí, ý chỉ trí tuệ lớn, một trí tuệ thấu cõi và Ngài đã dùng trí tuệ này của mình để có để đánh dẹp đi được mọi chướng ngại vật. Dù có bất kỳ khó khăn hay gian khổ nào cũng không bao giờ lùi bước và luôn đứng ra để lý giải cho các phạm trù tinh yếu cốt lõi có trong triết lý của đạo Phật.

Xét theo ý nghĩa phong thủy và yếu tố tâm linh, Văn Phù Bồ Tát chính là một vị Phật mang bản mệnh hợp với người tuổi Mão. Ngài có địa vị uy lực, vang danh lừng lẫy.

2. Biểu tượng của Văn Thù Bồ Tát

Cũng giống nhiều vị Bồ Tát khác, biểu tượng của Văn Thù Bồ Tát là ngồi trên hoa sen. Bởi hoa sen mang tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sáng, đẹp đẽ và luôn tỏa ngát hương thơm. Hình tượng Văn Thù Bồ Tát ngồi trên hoa sen là mang biểu tượng cho sự tinh khiết của trí tuệ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố xung quanh. Văn Thù Bồ Tát khoác một chiếc khăn choàng có màu trắng, đôi khi xen kẽ màu xanh lá cây và trên đầu có đội một chiếc vương miện bằng đá quý.
Bồ Tát Văn Thù ngồi trên bông hoa sen mang biểu tượng cho sự tinh khiết của trí tuệ

Bồ Tát Văn Thù ngồi trên bông hoa sen mang biểu tượng cho sự tinh khiết của trí tuệ

Hình tượng nổi bật nhất và dễ nhận biết của vị Bồ Tát Văn Thù đó là trên tay phải của Ngài là một thanh gươm sắc bén đang cháy. Khi một Bậc Thánh chứng ngộ và có được trí tuệ siêu xuất, thì chính cái trí tuệ ấy là vũ khí sắc bén để chặt đứt mọi sự vô minh, phiền não, nhiễm ô, ngự trị nơi tâm thức của chúng sinh.

Tay trái của Văn Thù Bồ Tát cầm một cành hoa sen có màu xanh dương và tay phải đưa hướng lên trên. Bông hoa sen được để cao ngang tài và phía trên hoa sen sẽ là Kinh Bát Nhã. Hình tượng này sẽ có biểu tượng cho sự giác ngộ, thức tỉnh thông qua việc sử dụng trí tuệ, tính kiên nhẫn của bản thân để có thể rũ hết mọi sự ô nhiễm và tham lam, sân si trong dân gian.

Ngài khoác trên người một chiếc áo giáp nhẫn nhục. Nhờ vào chiếc áo dài này mà giúp cho các mũi tên thị phi hay những điều tiếng xấu sẽ không thể nào xâm phạm được vào bên trong thân thể của Ngài. Chiếc áo giáp này cũng giúp cho Văn Thù Bồ Tát vẹn tâm toàn từ bi và bọn giặc sân hận toán thù bởi không thể nào có thể làm thay đổi được hạnh nguyện Ngài. Ngài sẽ không tháo bỏ chiếc áo nhẫn nhục, bởi nếu như thiếu chiếc áo này Ngài sẽ không thể nào thực hiện được tâm của một vị Bồ Đề.

3. Văn Thù Bồ Tát cưỡi trên con thú gì?

Con vật thường xuất hiện cùng với Văn Thù Bồ Tát đó chính là sư tử xanh. Ngài thường ngồi trên lưng của con sư tử này và 4 chân của con sư tử đứng trên hoa sen.

Sư tử là một loài chúa tể ở rừng xanh và nó có uy lực và sức mạnh hơn rất nhiều những loài thú khác. Hình ảnh Văn Thù Bồ Tát ngồi trên lưng của con sư tử xanh sẽ tượng trưng cho một nguồn năng lực vô biên cùng với trí tuệ sức mạnh vô cùng. Nhờ vào vị trí này sẽ giúp Bồ Tát Văn THù có thể chuyển hóa được mọi phiền não, vô minh hay những ý niệm chấp ngã để trở về vô lậu và có được sự chân thật nhất.

Văn Thù Bồ Tát thường xuất hiện cùng con sư tử xanh

Văn Thù Bồ Tát thường xuất hiện cùng con sư tử xanh

4. Thần chú Văn Thù Bồ Tát

Theo giới Phật Giáo Đại Thừa, thần chú Văn Thù Bồ Tát được xem là một trong những câu thần chú rất quan trọng. Nó mang biểu tượng cho sự khôn ngoan vượt mực và sự vẹn toàn của trí tuệ. Câu thần chú Văn Thù Bồ Tát đó là:

“Mm Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Om A Ra Pa Ca Na Dhih”

● Om: Đây là một âm tiết thường xuất hiện trong các thần chú của Phật Giáo. Âm tiết Om rất thiêng liêng và huyền bí. Nó được xem như là lời nói của chư Phật và tượng trưng cho nhận thức của chúng sinh trong cuộc sống. Om có nghĩa là để cho tâm trí được cởi mở hơn với các chân lý tiếp theo.

● Ah: Từ ngữ này muốn thể hiện cho sự hiểu biết một cách trực tiếp nhất về bản chất của các sự vật, sự việc, hiện tượng.

● Ra: Có ý nghĩa biểu tượng cho sự trống rỗng và được hình thành từ quan điểm của các tổ sư Đạo Phật thời nguyên thủy.

● Pa: Biểu tượng cho thiền định. Nó dẫn tới lý tưởng là toàn bọ các Pháp đều được giải thích dựa theo nghĩa tối cao.

● Tsa: Biểu tượng sự quan trọng của Niết Bàn và đạo Luôn Hồi. Bản chất của chúng đó là tánh không. Nó có ý nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng sẽ không thể được hiểu một cách hoàn toàn bởi trên thực tế đã không có sự xuất hiện và sự chấm dứt.

● Na: Thể hiện cho hành động. Ý muốn nói rằng những đau khổ mà con người trải qua đó chính là kết quả của mọi hành động không tốt, không có đạo đức trong quá khứ. Những hạnh phúc mà chúng ta đang hưởng đó là kết quả của các hành động có đạo đức trong quá khứ.

● Dhi: Biểu hiện cho sự hiểu biết hây là sự phản chiếu. Nó sẽ giúp thanh lọc cho tất cả các nghiệp xấu, tai ương và bệnh tật của con người.

Thần chú Văn Thù Bồ Tát mang tới lợi ích vô cùng to lớn

Thần chú Văn Thù Bồ Tát mang tới lợi ích vô cùng to lớn

Câu thần chú này có ý nghĩa đó là vận dụng sự khôn ngoan để có thể vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ và ảo tưởng của vô minh mà chúng sanh đang phải trải qua. Nhờ vào đây sẽ có được cái nhìn chín chắn, chân thực và chính xác, rõ ràng nhất về thế giới này.

Việc niệm thần chú Văn Thù Bồ Tát mang tới lợi ích vô cùng lớn mạnh. Nó có thể giúp cho con người có thể hiểu được về trí tuệ và sự ảo tưởng mà mỗi người đang gặp phải để từ đó có thể nâng cao hơn về kỹ năng học tập, tranh luận cũng như khả năng ghi nhớ. Câu thần chú này nên được niệm với nhiều lần trong ngày. Nếu trong vòng một tháng niệm thần chú Văn Thù Bồ Tát bạn sẽ cảm nhận rõ rệt được về sự khác biệt của trí tuệ. Lúc này trí tuệ của bản thân sẽ thực sự được mở rộng và khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn nhiều lớn.

5. Làm sao để thịnh nguyện Văn Thù Bồ Tát?

Có thể thấy Văn Thù Bồ Tát là một trong những vị Phật mang biểu tượng cho trí tuệ và ánh sáng của trí tuệ. Ngài đã sử dụng đại trí của bản thân để giúp loại bỏ đi mọi sự tăm tối và những nghiệp ác có trong cuộc đời. Để khi đó thấu hiểu về các đạo lý, giác ngộ được Phật Pháp và nắm rõ hơn về chân lý giác ngộ siêu Việt của bản thân. Bồ Tát Văn Thù cũng đã sử dụng trí tuệ của mình để giúp giao hòa cuộc sống của chúng sinh. Khi đó giúp cho chúng sinh thoát được kiếp mê lầm và thức tỉnh hơn trong cuộc sống.

Bồ Tát Văn Thù là người giúp cho chúng sinh giác ngộ được bản thân . Ngài giúp cho chúng sinh nhận ra điều rằng bản thân mỗi người luôn có đầy đủ về tình yêu, từ bi, trí tuệ và sự trắc ẩn. Thế nhưng những điều đẹp đẽ có sẵn ở trong tâm hồn của mỗi người chưa được phát huy đúng cách. Họ thường bị che lấp đi bởi nhiều yếu tố hoặc không dám thức tỉnh bản thân nên sẽ không đón nhận cũng như không sử dụng được trí tuệ đã có sẵn.

Nếu gặp phải đau khổ, hoạn nạn hay mất tự tính chân tâm thì chúng sanh hãy cầu khấn và hướng tâm tới Bồ Tát Văn Thù. Ngài sẽ giúp khai thông trí tuệ và giúp tìm ra được ánh sáng để giác ngộ nội tại bên trong của chúng sanh. Khi ai đó hiểu được chính bản thân, có thể nhìn nhận về mọi việc trong ý thức một cách thuần nhất và luôn chứa đựng nhiều tình yêu thương và sự trắc ẩn tự nhiên ở bên trong bản thần thì là lúc đã thực sự thỉnh được Bồ tát Văn Thù.

Để thỉnh Bồ Tát Văn Thù cần phải có cái nhìn về mọi vật thuần nhất và chứa đựng nhiều yêu thương

Để thỉnh Bồ Tát Văn Thù cần phải có cái nhìn về mọi vật thuần nhất và chứa đựng nhiều yêu thương

Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới Văn Thù Bồ Tát mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vị Bồ Tát này. Có thể thấy việc thờ cúng Bồ Tát Văn Thù tại nhà mang tới nhiều lợi ích vượt trội.

Được gắn thẻ , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *