Đạo Phật

Mười con mắt nhìn, mười ngón tay chỉ

Đức Phật A Mi Đà Phật
Kinh văn: “Dù ở trong phòng tối, nhưng hành vi của ta đều bị thần minh dùng mắt nhìn, dùng tay chỉ. Dù cố che giấu thật kín đáo, cố che đậy thật khéo léo, nhưng ý muốn và mong cầu trong lòng sớm đã lộ ra ngoài rồi, cuối cùng cũng khó dối lòng mình. Một khi bị người phát hiện thì chẳng đáng một xu. Làm sao có thể không cung kính dè dặt cho được?”
Ở phần trước nói trời đất quỷ thần nhìn thấy chúng ta rất rõ ràng, đoạn này nói với chúng ta về hoàn cảnh cư trú hiện tại, gọi là: “Mười con mắt nhìn, mười ngón tay chỉ”, đặc biệt là xã hội đô thị hiện nay, dân số đông đúc, nhất cử nhất động của chúng ta đều có rất nhiều người nhìn thấy, dù chúng ta che đậy kỹ đến mấy. “Cố che đậy thật khéo léo”, “văn” là che đậy. Quý vị che giấu khéo léo đến mấy, thì “ý muốn và mong cầu trong lòng sớm đã lộ ra ngoài rồi, cuối cùng cũng khó dối lòng mình”.
Ở trước đã nói với quý vị, người có học vấn, có đạo đức, họ vừa nhìn là biết ngay. Bị người khác nhìn thấu, vậy thì không đáng một xu. Nghĩ đến những điều này, làm sao không sợ hãi cho được? “Lẫm lẫm” là dáng vẻ lo sợ, sợ hãi. Đây nghĩa là con người khởi tâm động niệm, lời nói việc làm phải dựa vào lương tâm, thiện lương, phải biết sợ chế tài của dư luận. Chúng ta làm việc thiện, không muốn để mọi người biết. Chúng ta làm việc ác, hy vọng mọi người đều biết. Người khác chỉ trích thì việc ác của chúng ta được báo hết, đây là việc tốt.
Họ chỉ ra mà mình thật sự có sai lầm, thì ta phải tiếp thu, phải hối cải. Họ chỉ ra nhưng ta không có lỗi lầm này, ta cũng rất hoan hỷ, ta bị oan uổng, bị oan uổng là phương pháp tiêu tai tiêu nghiệp chướng thù thắng nhất. Cho nên, bất luận bị người chỉ trích đúng hay không, chúng ta đều phải giữ tâm cảm ơn. Cổ nhân nói rất hay: “Có lỗi thì sửa, không có cố gắng hơn”. Người khác phê bình chúng ta, đặc biệt là phê bình ác ý. Nếu có thì phải lập tức sửa đổi làm mới, còn không có thì ta càng phải cố gắng hơn, tuyệt đối không phạm lỗi đó, thành tựu đức hạnh của chính mình. Cho nên người thật sự biết tu dưỡng, người thật sự biết đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, quả thật không giống người thông thường.
Trong mỗi niệm của họ đều nghĩ đến điểm tốt của người khác, tuyệt đối không để điều bất thiện của người khác ở trong lòng, đó là việc không đáng nhất. Vì sao vậy? Vì tâm của chúng ta là thuần thiện, để việc xấu của người khác ở trong tâm mình, khiến thiện tâm của mình bị phá hoại mất, quý vị nói như vậy oan uổng biết bao? Chúng ta thấy trong xã hội, người ngu si như thế không ít. Người ta khen ngợi chúng ta, nịnh bợ chúng ta, chúng ta cũng phải bình tĩnh mà suy xét. Họ nịnh bợ mình, khen ngợi mình, mình thật sự có đức hạnh này không? Mình đã thật sự làm việc tốt này chưa? Dù có thật thì chúng ta cũng phải khiêm tốn, chúng ta càng phải nỗ lực hơn.
Nếu lời tán thán của họ vượt quá sự thật thì chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, nhất định phải xin lỗi họ: Tôi không có nhiều ưu điểm như vậy đâu, bạn nói quá lời rồi, bản thân tôi cần phải nỗ lực khuyến khích chính mình,hy vọng không phụ lòng khen ngợi của bạn”. Tu dưỡng bản thân như vậy mới có thể thành tựu được đức hạnh của mình. Về phương diện quả báo, mới có thể tránh được tai họa, thiện phước mới có thể hiện tiền, đây là đạo lý nhất định. Chúng ta phải hiểu, phải siêng năng nỗ lực tu học. Phải có tâm hổ thẹn, phải chăm chỉ nỗ lực. Tốt rồi, hôm nay chúng ta giảng đến đây.
(Trích: Liễu Phàm Tứ Huấn, tập 7)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *