Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tất cả pháp đều là Phật pháp

ĐỂ GIÚP ĐỠ TẤT CẢ CHÚNG SINH, DÙNG PHÁP MÔN NÀO
Người thật tâm cung kính, họ nghe nhiều lần rồi, thì tâm hoan hỉ phụng hành sẽ xuất hiện hết, vì sao vậy? Vì họ cung kính, họ không phê bình. Vì sao chúng ta không hiểu? Vì nghiệp chướng chúng ta sâu nặng, đừng trách ai cả, vì sao người khác vừa nghe đã hiểu, mà mình nghe không hiểu? Họ có điều gì?
thế giới Cực Lạc nghe được A Di Đà Phật khai thị, chỉ dạy. Sau khi nghe xong sẽ như thế nào? Hoan hỉ. “Nhạo” ở đây là hoan hỉ, hoàn toàn tiếp thu, y giáo phụng hành. Quí vị xem ba chữ “nhạo, thọ, hành”, chúng ta nghĩ xem, ngày nay chúng ta học Phật, có người mới học, có người học được mấy năm, có người học mấy mươi năm. Mấy mươi năm rồi không tiến bộ vẫn là phàm phu, vì nguyên nhân gì? Pháp thì nghe rồi, ngày ngày đều tụng, mỗi ngày đều nghe, nhưng ba chữ sau không có. “Nhạo” tức là pháp hỉ, chưa đạt được pháp hỉ, Vì sao vậy? Nghe xong lại còn nghiên cứu tại sao Phật nói như thế? Ngài nói những lời này có ý nghĩa gì? Chúng ta vẫn luôn khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, nói khó nghe một chút là vẫn còn phê bình. Vậy làm sao được? như thế chi bằng đừng nghe. Vì sao vậy? Có thái độ như vậy đối với Phật là đại bất kính. Người thật tâm cung kính, họ nghe nhiều lần rồi, thì tâm hoan hỉ phụng hành sẽ xuất hiện hết, vì sao vậy? Vì họ cung kính, họ không phê bình. Vì sao chúng ta không hiểu? Vì nghiệp chướng chúng ta sâu nặng, đừng trách ai cả, vì sao người khác vừa nghe đã hiểu, mà mình nghe không hiểu? Họ có điều gì? Họ có tâm sám hối, tâm cung kính, tâm chân thành, họ dùng những tâm này. Tâm này mới đúng đắn. Dùng lâu ngày, dùng mấy năm, dùng mấy mươi năm, thì nghiệp chướng tiêu trừ, trí tuệ khai mở, pháp hỉ liền xuất hiện.
Nói thật là ngày nay chúng ta không có chút khiêm tốn nào, vậy làm sao được; không có một chút tâm cung kính nào. Hơn nữa, học Phật trên biểu hiện mà nói, học Phật học rất tốt, học rất giỏi. Trên thực tế thì sao? Tạo nghiệp địa ngục. Nghiệp địa ngục là gì? Bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, vị thầy căn bản của chúng ta là Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi ngày đều lạy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng chúng ta không tôn trọng Thích Ca Mâu Ni Phật. Đối với Phật còn không tôn trọng, thì đối với thầy giáo hiện tại làm sao tôn trọng được? Đối với sư phụ của mình cũng không tôn trọng. Chúng ta nên hiểu rõ những vấn đề này. Tình trạng này sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch không bao lâu đã hình thành rồi. Hình thành điều gì? Tông phái. Sự hình thành này là có thể, Phật một đời giảng kinh rất phong phú, rất nhiều, tuyệt đối không phải một người có thể học được. Giống như một trường đại học có rất nhiều khoa. Quí vị không thể học hết được toàn bộ, thời gian của quí vị không đủ. Đại học hiện nay một khoa học bốn năm mới tốt nghiệp, mười khoa là bốn mươi năm, một trăm khoa là bốn trăm năm. Quí vị làm sao mà sống lâu được vậy! Nên việc chia khoa, chia ngành là hợp lí, nhưng bất cứ pháp môn nào đều có thể thành đạo vô thượng, gọi là “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”. Nhưng tại sao phải chia ra nhiều pháp môn như vậy? Căn tánh mỗi người không giống nhau, sở thích không giống nhau, hứng thú không giống nhau, lại còn thiện căn khác nhau, trình độ khác nhau, nhất định phải lựa chọn pháp môn phù hợp điều kiện của bản thân, thì học mới thuận lợi. Nhất định phải tôn trọng những pháp môn ta không học, vì sao vậy? Đều là lời Phật dạy. Nếu như nói pháp môn tôi là số một, pháp môn khác không được, coi thường người khác, như vậy gọi là đại bất kính, đại bất hiếu. Quí vị khinh thường người khác, chính là khinh thường Phật Thích Ca Mâu Ni, pháp môn đó là lời Phật dạy. Nếu quí vị coi thường những vị Bồ tát đang tu học pháp môn đó, thì tội của quí vị càng rất nặng. Vì thế khinh mạn người khác, khinh mạn những pháp môn khác, đều là tạo nghiệp địa ngục. Bản thân tạo nghiệp mà lại không biết. Nếu cùng một pháp môn, trong đó mỗi người đều tâng bốc môn phái mình, không trao đổi với nhau, khen mình chê người, lập tức liền đọa xuống địa ngục a tỳ. Họ không phải tu hành Phật hạnh, họ đang tu hạnh địa ngục; Họ không phải cầu sinh thế giới Cực lạc, họ muốn đến địa ngục a tỳ.
Chúng ta đứng ngoài thấy rất rõ ràng, sư phụ tôi tốt, sư phụ nào cũng không bằng sư phụ tôi, quan niệm này là gì? Quan niệm này chính quan niệm là cầu sinh địa ngục a tỳ. Quí vị nghĩ xem có phải vậy không? Sư phụ quí vị còn có sư huynh, sư đệ, sư huynh đệ của ông ấy cùng một thầy truyền xuống, quí vị gọi ngài là tổ sư. Những sư huynh sư đệ này, mỗi vị lập một môn phái riêng, mỗi người đều có đệ tử của riêng mình, độc lập với nhau, không thể dung hoà với nhau, tất cả đều là tạo nghiệp địa ngục. Vậy là họ đang tu pháp môn gì? Tu pháp môn địa ngục. Tương lai họ sẽ đi về đâu? Sẽ vào địa ngục Vô gián, không thể không biết.
Người thực sự có tu hành không phải như thế, cho nên khi thấy những người tung hô môn phái mình, bài xích môn phái người khác, đối với họ quí vị nên kính nhi viễn chi.
Bồ tát Phổ Hiền đã dạy chúng ta, họ vốn là Phật rồi, cho nên chúng ta phải cung kính, kính trọng họ, tại sao lại xa lánh? Vì họ đi vào cửa địa ngục, chúng ta đi về thế giới Cực lạc, chúng ta khác nhau, khoảng cách giữa chúng ta rất xa, cho nên kính nhi viễn chi, ai đi đường nấy, tôi quyết không để quí vị quấy rầy, tôi tôn trọng quí vị, nhưng không dám học theo quí vị, cách học như thế nào? Thiện Tài đồng tử năm mươi ba lần đi tham học, đã nói rõ với chúng ta: pháp môn khác nhau của năm mươi ba vị thiện tri thức, năm mươi ba vị thiện tri thức này thái độ của họ đối với người khác như thế nào? Gặp ai cũng tán thán, đều là bản thân khiêm tốn, khen ngợi người khác. Bản thân khiêm tốn là đức hạnh, khen ngợi người khác là tánh đức, tánh đức tự tánh vốn có, phải biết khen ngợi người khác. Quí vị có phải là người đệ tử Phật chân chánh hay không, cứ nhìn ở đây thì biết. Khen mình chê người, đó không phải là đệ tử Phật, đó là ma, con cháu của ma, họ đến phá hoại Phật pháp, không phải đệ tử Phật. Đệ tử Phật nhất định là bản thân khiêm cung, tán thán người khác, giống như quí vị nhìn thấy qua việc tham bái năm mươi ba lần, mỗi một vị thiện tri thức đều khiêm tốn. Trí tuệ, đức hạnh của tôi còn giới hạn, tôi chỉ có thể tu pháp môn này. Những vị đại thiện tri thức khác, họ đức hạnh cao, trí tuệ sâu rộng. Họ có thể tu tất cả các pháp môn, họ đều khen ngợi. Khen ngợi một cách chân thành, không phải làm mặt, từ đáy lòng thực sự khen ngợi. Không những tán thán đối với pháp môn của Phật, mà đối với tất cả các tông giáo trên toàn thế giới đều tán thán. Nếu quí vị hỏi tại sao phải tán thán tất cả những tôn giáo khác? Hôm nay chúng ta học đến đây, tất cả pháp đều từ pháp giới này mà lưu xuất ra, vậy những tôn giáo kia phải chăng ở trong tất cả pháp? Nó nằm trong tất cả pháp hay ngoài tất cả pháp? Trong tất cả pháp. Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu.
Vì vậy, trong giáo lí Đại thừa Phật thường dạy: “tất cả pháp đều là Phật pháp”. “Đâu ngờ tự tánh, năng sanh vạn pháp”. Vạn pháp chính là tất cả pháp.
Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Đạo Islam, đó là pháp sanh ngoài tâm sao? Không phải. Toàn là trong nhất pháp cú. Nhất pháp cú là chánh pháp, pháp pháp đều chánh, vậy tại sao quí vị có thể khinh mạn? Làm sao có thể coi thường được? Có lý gì lại như vậy! Phật Pháp tu đến nơi cứu cánh, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mà quí vị còn chấp trước kiên cố như vậy. Chỉ có tôi là tốt, những người khác không bằng tôi, sai rồi. Quí vị đã đang hành tà đạo, đã là tâm luân hồi đang tạo nghiệp luân hồi, trong nghiệp luân hồi tạo nghiệp địa ngục, quí vị xem quí vị đáng thương biết bao. Người sáng suốt thấy quí vị đáng thương, trong kinh nói là “người đáng thương”. Ai là người đáng thương? Loại người vừa nói đến là đáng thương, họ ngày ngày tạo nghiệp địa ngục mà bản thân không biết, tương lai đọa địa ngục còn kêu oan uổng, nhưng càng kêu oan thì tội càng nặng. Không có ai oan uổng quí vị, bản thân quí vị oan uổng chính mình, quí vị còn trách ai!
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 445 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *