Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phát tâm giảng kinh, việc tốt, nhưng đó là việc khó

Phát tâm giảng kinh, việc tốt, nhưng đó là việc khó - HT Tịnh Không

Phát tâm giảng kinh, việc tốt, nhưng đó là việc khó. Tại sao? Ngày nay không có môi trường, bạn muốn giảng kinh có người áp chế bạn. Tại sao? Họ không giảng, họ không hi vọng bạn có thể giảng; bạn có thể giảng, họ cảm thấy mất mặt, mọi người khen bạn không khen họ, họ chịu không được. Loại người này rất nhiều, chúng ta là cô gia quả nhân chỉ một mình, nhất định địch không lại sóng gió này, đó là việc khổ không nói nên lời, bản thân tôi đã trải qua. Hàn quán trưởng khi ấy giúp tôi ba mươi năm, thời gian thật dài, ba mươi năm chịu nhiều thiệt thòi, bao nhiêu người trách bà, bao nhiêu người hủy báng bà, thật không dễ dàng. Tôi nếu như không có sự chiếu cố ba mươi năm của bà, làm sao có thể sống đến ngày nay? Đó là việc không thể. Người nào hiểu về cuộc đời này của tôi thì biết, thật khổ, thật gian nan, chịu biết bao nhiêu khổ nạn, sống cuộc sống lang thang, cư vô sở định. May thay tôi kiên trì một việc này, giảng kinh dạy học tuyệt không gián đoạn. Rất gian khổ, Phật Bồ Tát gia trì, sáu mươi năm có thể liên tục không ngừng nghỉ thật không dễ. Nay nghĩ lại, không phải năng lực của người có thể làm được.

Đại sư Chương Gia cổ vũ tôi, nói với tôi: cả đời ông được Phật Bồ Tát chiếu cố. Tôi thậm tín không nghi, bất luận gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, tôi đều nghĩ đến giáo hối của thầy, là sự an bài của Phật Bồ Tát, cho nên phải dùng nhẫn nhục để vượt qua. Không những nhẫn nhục, còn phải dùng lòng cảm ơn, cảm Phật chi ơn, thay tôi an bài, để tôi rèn luyện trong hoàn cảnh đó. Khắc phục những chướng nạn này, bản thân mới thăng hoa, cho nên mới được pháp hỷ sung mãn, nếu như gục ngã trong chướng ngại thì coi như xong. Nói thật ra, trong nghịch cảnh mới khó gục ngã, trong thuận cảnh mới dễ gục ngã, trong nghịch cảnh thật sự nhẫn nại thì vượt qua được, trong thuận cảnh thì rất khó. Điều này bản thân cần ghi nhớ, cũng là cả đời này bản thân sẽ trải qua. Nếu như bị ngoại cảnh làm nhiễu loạn thì thất bại rồi, cần như như bất động. Chữ dũng này, dũng là đối với bản thân, có thể tự thắng mình, sau đó mới thắng người khác, thắng người khác là không bị họ làm cho nhiễu loạn, đó gọi là dũng. (Dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”).

– Trích sách Ngọc Bảo Thế Gian, Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *