Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật giáo có thể uống rượu được hay không?

Tế Công ôm bình rượu
Một giới sau cùng là Uống Rượu, Rượu có thể làm mê hoặc người. Trong năm giới, bốn giới phía trước là thuộc về Tánh tội, quý vị không thọ giới, hễ phạm cũng có tội. Thế nhưng uống rượu thuộc về Già tội, không thọ giới này, uống rượu chẳng có tội. Không như bốn giới phía trước, hễ phạm bốn giới phía trước, không kể quý vị có thọ giới hay không, đều có tội.
Thọ giới thì có hai lớp tội, bởi vì có phá giới tội, uống rượu là thuộc về Già tội, Già là gì? Là ngăn ngừa, sợ quý vị uống rượu say rồi, thì phạm bốn giới phía trước, tức là ý nghĩa này, nếu quý vị uống rượu, mà không phạm bốn giới phía trước, thì chẳng có chuyện gì. Thế nhưng vì sao nhất định giữ giới không uống rượu? Vì phải làm một tấm gương tốt cho đại chúng xã hội xem, là cái ý nghĩa này.
Cho nên lúc thầy Lý giảng bài cho chúng tôi, Ngài giảng đến giới uống rượu trong ngũ giới, thì Ngài nói: “Giả như tửu lượng của mỗi một người chúng ta, đều như ông Trịnh Khang Thành vậy, chắc có lẽ Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không chế định giới điều này”.
Ông Trịnh Khang Thành là bậc đại Nho của đời nhà Hán, ông là học trò của Mã Dung, Mã Dung biết người học trò này tương lai nhất định sẽ giỏi hơn mình, người học trò này tương lai sẽ thành tựu chắc chắn trội hơn mình. Làm thầy cũng có tâm ganh ghét, không hy vọng có học trò giỏi hơn mình, cho nên thầy Mã Dung dẫn theo một nhóm học trò, lúc đưa ông Trịnh Khang Thành về nhà, ở tại Thập Lý trường đình bày tiệc tiễn đưa ông, mỗi một người dâng cho ông ba ly rượu, ông liên tiếp uống hết ba trăm ly. Sự tích uống ba trăm ly rượu, là từ ông Trịnh Khang Thành mà ra, mục đích của thầy Dung là cho ông uống say rồi, sau đó trên đường về muốn mưu hại ông. Thế nhưng ông uống hết ba trăm ly rượu mà chẳng say, ông vẫn còn rất tỉnh táo, không mất lễ tiết chút nào, đây mới thật là hải lượng, trong lịch sử chắc chắn không có người thứ hai. Đó mới thật là hải lượng, ông thông minh tuyệt đỉnh, ông biết sẽ đi con đường nào về nhà, ông đi không bao xa thì rẽ qua con đường nhỏ đi về nhà. Về sau ông trở thành một bậc đại Nho uyên bác. Trong bài Tam Lễ của Thập Tam Kinh là do ông làm chú giải, cho nên mới có sự tích uống rượu ba trăm ly.
Khai duyên của giới uống rượu đặc biệt nhiều, thuốc Bắc trong Trung Y dùng rượu rất nhiều, có thể dùng làm thuốc, đó là khai duyên, dùng rượu làm thuốc là khai duyên.
Trong nhà Phật, thật là từ bi, đối với người lớn tuổi, từ bảy mươi tuổi trở lên, người xuất gia bảy mươi tuổi trở lên, thân thể chẳng được khỏe mạnh, uống rượu có thể giúp cho máu của họ tuần hoàn, cho nên có thể uống rượu. Nhưng phải có chừng mực, chỉ được uống một ly không được uống nhiều, quý vị coi như dùng thuốc vậy, cho nên có thể uống rượu.
Ngoài ra, lúc xào nấu thức ăn, cũng có thể dùng rượu làm gia vị, cũng có thể dùng rượu xào nấu chung với thức ăn, cho nên dùng rượu rất có nhiều khai duyên. Như trong bữa tiệc cũng có rượu, chỉ được uống một ly, quý vị nghĩ xem, chỉ cần không uống say thì được, có thể uống. Phần nhiều là các cư sĩ tại gia đãi tiệc, mời đại chúng đến dự tiệc thì có thể uống.
Tôi cũng gặp phải mấy lần, lần đầu tiên là ở tại Bắc Kinh, tiệm cơm Quốc Tế, gặp phải một vị đồng tu, ông là Hoa kiều Mỹ Quốc, ông ở Bắc Kinh cử hành hôn lễ cho con trai của ông, con dâu của ông là người Nhật Bản. Ông ở Bắc Kinh làm nghề buôn bán, cho nên có nhiều quan chức trong chính phủ Trung Hoa đều đến dự tiệc, ông phó chủ tịch Hiệp Thương làm chủ hôn cho con trai ông. Ngày hôm đó tôi từ trên lầu thang đi xuống, ông đi lên, chúng tôi đã gặp nhau, sau khi gặp nhau, ông liền nắm tay tôi dẫn đi.
Cho nên tôi nhìn thấy phía bên người Nhật Bản không ít, tức là phía bên cô dâu, phía bên chú rể cũng có rất nhiều người. Ông cũng mời tôi làm chứng hôn lễ, cho nên thành ra có hai người làm chứng hôn lễ, được một Tăng một tục, hai người làm chứng hôn lễ. Vị làm chứng hôn lễ đó, tên của ông ta, tôi cũng nghĩ không ra, ông ta là cha của Lâm Đại, là nữ minh tinh Lâm Đại, có lẽ quý vị đều biết, là cha của Lâm Đại.
Ngày hôm đó chúng tôi tại trong trường hợp gặp mặt, ông nắm tay tôi đến bàn ngồi, đương nhiên không có chuẩn bị đồ chay, ngồi xuống rồi, phải làm sao đây? Chỉ ăn rau bên cạnh thịt, trước mặt một ly rượu, tôi cũng như họ vậy, cũng nâng ly với họ. Họ nhìn thấy thì hỏi tôi: “Phật giáo có thể uống rượu được hay không?” Tôi nói: “Có thể uống, chỉ cần uống không say thì chẳng sao”, họ nói: “Nếu như vậy thì có thể học Phật pháp”.
Cho nên nhân cái cơ hội đó, tôi đem Phật pháp giới thiệu cho họ, để cho nhiều người đều tiếp xúc được Phật pháp, đây cũng là một cơ duyên, một nhân duyên. Chúng tôi không bỏ mất cơ hội hoằng pháp, quý vị thấy có các vị quan chức cao của Trung Hoa, bình thường không dễ gì gặp được họ.
Lại còn có các quan chức đại sứ của Nhật Bản ở Trung Hoa, cũng để cho hiểu rõ cái gì gọi là Phật pháp, họ đã nêu ra một vấn đề hỏi tôi, thì tôi giải đáp cho họ. Họ hỏi đối với sự ăn chay và uống rượu trong nhà Phật, tôi giải thích một cách rõ ràng cho họ nghe, họ nói: “Thì ra là như vậy, chúng tôi cũng có thể làm được điều này”.
Chỉ cần không uống say thì được, cho nên Phật pháp đích thật là hợp tình, hợp lý, hợp pháp, Phật pháp là hoạt bát sống động, mỗi một giới điều cũng là sống động. Khai, Già, Trì, Phạm gọi là khai giới, chẳng phải là phá giới mà là khai giới. Lúc có cơ duyên thì phải biết Khai, nếu không Khai thì quý vị cũng là sai. Lúc nên trì thì phải Trì, nếu quý vị không Trì cũng là sai, hoàn toàn phải xem trong trường hợp nào, đây là tôi gặp phải trường hợp như vậy.
Tôi còn có một người bạn, cũng là người đồng hương, chúng tôi từ nhỏ cùng ở trong nông thôn, nông trại của anh ta và nông trại của tôi có thể nhìn thấy, cho nên khoảng cách cũng không xa lắm, anh ta nói với tôi một câu chuyện.
Trong thời kỳ kháng chiến, họ theo toán Đối Lập tức là làm đặc công, làm công tác đặc vụ ở Nam Kinh, họ bị người Nhật Bản phát hiện, tức là bị hiến binh Nhật Bản phát hiện, họ có hai người, nếu bị Nhật bắt họ nhất định sẽ bị tử hình, chết một cách thê thảm. Họ hai người chạy đến Vũ Hoa Đài bên ngoài Trung Hoa Môn, nơi đó có một ngôi chùa, họ chạy vào trong chùa tìm lão hòa thượng, cầu lão hòa thượng cứu họ. Lão hòa thượng lập tức cạo đầu cho họ và bảo họ mặc áo Tăng bào, lúc đó đại chúng ở trong Niệm Phật Đường niệm Phật, bảo họ hai người đi vào theo đại chúng niệm Phật. Không bao lâu bọn hiến binh Nhật Bản đến bao vây ngôi chùa, chúng lục xét khắp nơi nhưng tìm không thấy, nhờ vậy lão hòa thượng đã cứu họ, đã cứu mạng của hai người họ.
Sau khi kháng chiến thắng lợi, họ trở lại ngôi chùa đó tìm lão hòa thượng, lão hòa thượng vẫn còn tại thế, họ vì muốn cám ơn lão hòa thượng đã cứu mạng họ, nên họ bày tiệc thỉnh mời lão hòa thượng đến ứng cúng. Sau khi lão hòa thượng đến, họ mới nghĩ lão hòa thượng là người ăn chay, hôm nay trên bàn tiệc toàn là gà, vịt, cá, thịt, những thứ đồ mặn này phải làm sao đây? Khi mọi người đều ngồi xuống, lão hòa thượng rất là phi thường, lão hòa thượng cũng nâng ly cùng ăn mặn với mọi người, khiến cho họ khâm phục năm vóc sát đất. Đây mới đúng là Phật giáo chân chánh, lão hòa thượng nhân cơ hội này độ hóa mấy người này, nhóm người này thảy đều được gieo chủng tử của Phật pháp. Trong giới luật gọi là gì? Gọi là khai duyên, không phải là phá giới mà gọi là khai giới. Hay nói cách khác, có thể hy sinh cá nhân mình mà thành tựu cho người khác, đây là bậc có trí tuệ chân thật. Cho nên họ mới biết trong Phật môn thật là vĩ đại, không phải người thông thường mà có thể tưởng tượng được, người thông thường, họ có quan niệm sai lầm, họ không biết Phật pháp là hoạt bát sống động. Phật tại trong kinh này, chỉ dạy cho chúng ta phải đoạn sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu, tức là “đoạn ngũ ác, tu ngũ thiện”, mặt phải của ngũ ác chính là ngũ thiện, tức không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, gọi là tu ngũ thiện.
– Trích Kinh Vô Lượng Thọ Tinh Hoa 2009, tập 03.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *