Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Không nghe không hỏi là nuôi dưỡng đức hạnh của chính mình

Mỗi ngày có thể lạy Phật ba trăm lạy - HT Tịnh Không
Cho dù họ có như pháp hay không thì mỗi người đều có nhân quả của mình, bạn hà tất phải xuống địa ngục cùng với họ? Họ xuống địa ngục thì bạn không cần phải đi theo họ, bạn tùy tiện hủy báng họ thì chính là đi cùng với họ rồi. “Bạn đi xuống tôi sẽ đi cùng bạn”, người như vậy là kẻ ngốc, là người ngốc, cho nên nhất định không được làm.
——-
Ngày trước chúng tôi tại Đài Trung học Phật với lão sư Lý, lão sư thường thường nhắc nhở chúng tôi, tập khí của chúng ta rất nặng, ưa thích phê bình người khác, đây là sai lầm. Đặc biệt là quốc chủ, quốc chủ nghĩa là người lãnh đạo của một đoàn thể, những người lãnh đạo này cũng là phàm phu, phàm phu thì có lúc cũng phạm sai lầm. Ví dụ trong một ngôi nhà, bạn là quốc quân tức là người chủ gia đình. Đoàn thể này của chúng ta cũng như đạo tràng đều có trụ trì phương trượng, đây chính là quốc quân, họ chính là người lãnh đạo của đoàn thể này. Nếu là một huyện thị thì huyện trưởng thị trưởng là vua của một huyện thị. Không được nói xấu lãnh đạo, bạn phải hiểu được cái ý nghĩa này. Ví dụ như một gia đình, trong gia đình con cái đối với cha mẹ đều rất tôn kính, nếu bạn ở trước mặt chúng nói cha mẹ chúng không tốt thế này không được thế kia, nói như vậy thì tâm tôn kính của chúng đối với cha mẹ sẽ không có, gia đình này sẽ sớm xảy ra vấn đề. Việc này nếu bạn không để ý thì bạn đã phá hoại gia đình của họ, tội lỗi này rất nặng, nhất định không được làm. Bạn muốn giúp đỡ gia đình này hòa thuận, gia hòa thì vạn sự hưng, bạn giúp đỡ họ thì bạn không được phá hoại. Chữ “tặc” này chính là giặc, “không làm giặc quốc gia”, không được phá hoại. Lãnh đạo tuy rằng bất thiện, làm không như pháp thì cũng không được nói. Vì sao vậy? Bạn phải nên biết, nếu là đạo tràng của nhà Phật, trong đạo tràng này có biết bao tín chúng, có biết bao tín đồ, nếu bạn tùy tiện hủy báng, tùy tiện phê bình, cho dù họ làm việc không đúng, bạn phê bình họ, tín đồ đối với người chủ trì của đạo tràng sinh ra sự hoài nghi thì đạo tràng này đã bị bạn phá hoại rồi. Việc này trong Giới Kinh chính là phá hòa hợp tăng, tội phá hòa hợp tăng thì đọa địa ngục, đây là việc không nhẫn tâm làm. Cho dù họ có như pháp hay không thì mỗi người đều có nhân quả của mình, bạn hà tất phải xuống địa ngục cùng với họ? Họ xuống địa ngục thì bạn không cần phải đi theo họ, bạn tùy tiện hủy báng họ thì chính là đi cùng với họ rồi. “Bạn đi xuống tôi sẽ đi cùng bạn”, người như vậy là kẻ ngốc, là người ngốc, cho nên nhất định không được làm. Bạn không nghe không hỏi là nuôi dưỡng đức hạnh của chính mình. Cho nên Kinh Vô Lượng Thọ đã đem khẩu nghiệp trong tịnh nghiệp xếp thứ nhất. Bạn xem trong kinh nói ba loại tịnh nghiệp, điều đầu tiên là “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Phật đem việc này xếp đầu tiên, tiếp theo là “khéo giữ thân nghiệp không mất oai nghi; khéo giữ ý nghiệp thanh tịnh vô nhiễm”. Bạn xem Ngài đem khẩu nghiệp xếp ở đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta thông thường đều thấy “thân khẩu ý”, thân nghiệp xếp ở đầu tiên, nhưng Ngài lại đem khẩu nghiệp xếp đầu tiên, dụng ý rất sâu, đạo lý này chúng ta không thể không biết. Cho nên nhất định không được làm những việc tổn hại đến xã hội, những việc tổn hại đến gia đình người khác, hay sự việc tổn hại đến đoàn thể, việc tổn hại đến đất nước. Thậm chí ngày nay nói là việc tổn hại đến thế giới thì quyết không thể làm, tội lỗi này rất nặng.
A Di Đà Phật 🙏
Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 342)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *