Đạo Phật

Tại sao gọi là “chấp trì danh hiệu”? – PS Huệ Tịnh

Tại sao gọi là "chấp trì danh hiệu"? - PS Huệ Tịnh
Lòng từ bi của Phật A Di Đà khiến cho chúng ta thật sự thể ngộ trạng thái này trong tâm, chính là “chấp trì danh hiệu”. Nghe nói Phật A Di Đà, danh hiệu của Phật A Di Đà rồi tiếp nhận nơi tâm, đó chính là “chấp trì danh hiệu”.
“Chấp trì” này, nếu đồ đạc thì chúng ta phải dùng tay để cầm (cho nên “chấp trì” có bộ thủ một bên) nhưng Phật A Di Đà là không hình, không tướng, không màu sắc, mắt nhìn không thấy, tai nghe không được, tay cầm không được, giống như vậy thì chúng ta phải dùng tâm để lãnh thọ.
Lúc dùng tâm để lãnh thọ, mới có thể biết chúng ta luôn luôn thấy Phật A Di Đà, nghe đến Phật A Di Đà, nhưng từ trước tới nay đều nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe (từ nay mới hiểu được, Phật A Di Đà từ mười kiếp đến nay đều kêu gọi chúng ta, đều phóng quang chấn động nơi cửa sáu căn của chúng ta, nhưng chúng ta đều không hay biết), mê muội không ngộ, nghi ngờ không tin, cho nên trong kinh điển nói loại người này là “người không mắt”, “người không tai”. Từ xưa đến nay, trong mười kiếp chúng ta đều là người không có mắt, không có tai.
Vì thế, chân chính “nghe nói Phật A Di Đà, chấp trì danh hiệu”, chính là Tin nhận sự cứu độ của Phật A Di Đà; tin nhận sự cứu độ của Phật A Di Đà chính là “chấp trì danh hiệu”, chính là “nghe nói Phật A Di Đà”.
Lòng từ bi của Phật A Di Đà muốn chủ động bình đẳng, vô phân biệt cứu độ chúng ta, cảm động đến nội tâm của chúng ta, ngay lập tức sự hoài nghi nơi tâm chúng ta được tiêu trừ, thay đổi 180 độ, tâm hoài nghi trở thành tín tâm và trở thành tâm từ bi của Phật A Di Đà, đấy gọi là “chấp trì danh hiệu”.
Nam mô A-Đi Đà Phật.
Pháp sư Huệ Tịnh.
ĐẠI Ý BA KINH MỘT LUẬN TỊNH ĐỘ.
Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *