TT Thích Chân Quang, Văn hóa xã hội

Khi bị thất bại, lúc được thành công, ta cần áp dụng đạo lý gì?

Chữa bệnh tiểu đường với ba phương pháp ngồi thiền
Thực tế là không phải tất cả mọi nỗ lực trên cuộc đời của ta đều đưa đến thành công. Có khi ta rất cố gắng mà vẫn thất bại, khi đó hãy áp dụng đạo lý chấp nhận, vui vẻ, bình thản vì biết mình còn thiếu phước. Rồi khi nỗ lực của ta có kết quả, đạt được thành công thì ta áp dụng đạo lý “như thế vẫn chưa đủ”, để nỗ lực nhiều hơn nữa, để tránh tâm kiêu mạn, tự mãn.
Trong tu hành cũng vậy, không phải cứ tu là tiến cho đến ngày đắc đạo, mà có khi tiến khi lui là chuyện hết sức bình thường. Còn có người tu mãi mà không tiến bộ, than: “Con theo Thầy năm năm rồi mà vẫn chưa đắc đạo”.
Chúng ta lý giải thế nào? – “Cây còn non, vẫn chưa ra quả thì làm sao có trái chín. Mới được năm năm, người ta năm trăm kiếp còn chưa than khóc trách móc, nên phải kiên nhẫn đi tiếp, ráng tu nhiều nữa, vì nhân quả của mình chưa đến”. Hiểu như vậy rồi ta chấp nhận cái không chứng gì cả, chưa được gì cả mà an ổn tiếp tục tu hành.
Chấp nhận số phận và thay đổi số phận, còn người không chấp nhận sẽ loay hoay than khóc: “Trời ơi con khổ quá, con theo thầy năm năm bao nhiêu mồ hôi nước mắt mà chưa có đắc gì hết”. Như vậy là vô cớ tự làm mình đau khổ. Ai biết rằng: “À, do cây chưa ra quả, phước mình chưa đủ, thôi tiếp tục cố gắng…”, đó mới là người có nỗ lực mà không đau khổ, không trách móc. Phải chuẩn bị tâm thể như thế, khiêm cung nhưng kiên nhẫn mãi, thì mới đi trọn vẹn được con đường đạo đầy chông gai, xa lắc, nhưng phía cuối con đường kia ngập ánh mặt trời.
Đạo là biển cả mênh mông
Con là giọt nước giữa lòng biển khơi
Có đi hết cả cuộc đời
Vẫn chưa đủ để thấy trời bao la
Đường đi dù sẽ rất xa
Nhưng lòng kiên nhẫn còn xa hơn đường.
Cũng như người sống hiền lành, làm nhiều công đức mà vẫn khổ sở thì bắt đầu oán trách: “Trời ơi, từ lúc biết đạo tới giờ tôi sống hiền lành, nhường nhịn, ai tôi cũng lo lắng, giúp đỡ hết, mà sao giờ này đời tôi cứ vẫn hẩm hiu, khổ sở”. Đó cũng là người không chấp nhận số phận. Vì tâm tham vọng, mong cầu cho nên mới phiền não, khổ đau. Hiểu nhân quả, chúng ta biết chấp nhận số phận, biết rằng phước mình chưa đủ, thời gian tạo phước vẫn còn ít, nên cứ bình an, vui vẻ mà cố gắng tạo phúc nhiều hơn nữa, đến khi phước đủ rồi cuộc đời mình sẽ tự thay đổi.
Ta cứ mở lòng ra trước đi
Đâu cần trách móc đợi chờ chi,
Thanh thản gieo nhân rồi gặt quả
Thương người theo đạo lý từ bi.
Ta cứ làm người đi trước thôi
Như mưa tuôn xuống nước sông trôi,
Cứ tưới cho đời xanh bóng mát
Niềm vui sẽ phủ khắp núi đồi…
Trích sách: “Chấp nhận số phận và thay đổi số phận” – TT. Thích Chân Quang.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *