Giảng kinh

[Media] Thời kỳ Mạt Pháp con người rất thống khổ, khổ ở chỗ nào vậy?

Mặt trái của thần thông
Pháp vận của Phật pháp chúng ta vẫn còn 9.000 năm, vẫn còn rất dài. Sau 9000 năm thì Phật pháp không còn. Thời kỳ Mạt Pháp con người rất thống khổ, khổ ở chỗ nào vậy? Khổ ở chỗ không có người dạy bảo. Loại tình hình khổ nạn này, người hiện đại chúng ta nếu như đầu óc bình lặng một chút cũng có thể tưởng tượng ra được mấy phần. Xã hội ngày nay động loạn, có thể nói con người khổ không nói ra lời, không luận là đời sống vật chất của họ như thế nào, đời sống tinh thần thì rất buồn khổ, đều là không thể an định. Đây là nguyên nhân gì vậy? Cổ thánh tiên hiền chúng ta thường hay cảm thán rằng:”Con người có gì khác nhau với cầm thú”. Con người là động vật, cùng với các động vật khác có gì khác nhau chứ? Con người sở dĩ có thể chí linh hơn vạn vật là bởi vì con người được nhận qua giáo dục, các loài động vật khác không được nhận qua giáo dục, khác biệt chân thật chính ngay chỗ này.
Con người nhận qua giáo dục gì? Nhận qua giáo dục để làm người, cho nên biết được cách làm người. Thế nhưng mấy mươi năm cận đại này, loại giáo dục này không còn, phương Tây không còn, ở Trung Quốc cũng không có. Nếu như con người không biết được cách làm người, thì con người không khác gì với cầm thú, con người sẽ làm ra những việc của cầm thú, thế là xã hội liền không an định, sinh mạng tài sản của chúng ta không thể bảo đảm. Bạn xem những cầm thú động vật nhỏ, chúng ra ngoài tìm thức ăn, chúng có thể bị những cầm thú khác ăn thịt hay không? Rất khó nói. Chúng ra ngoài có thể bình an trở về hay không? Không dám chắc. Ngày nay chúng ta sống ở thế gian này cũng là như vậy, cho nên sinh mạng tài sản không có cảm giác an toàn. Đây là do chúng ta xả bỏ đi giáo dục của cổ thánh tiên hiền nên cảm đến hậu quả. Nếu như sức ảnh hưởng của giáo dục của cổ thánh tiên hiền không còn tác dùng thì đó chính là thời kỳ Mạt Pháp, mỗi một người đều tùy thuận phiền não, tùy thuận vọng tưởng của chính mình, tùy thuận tập khí của chính mình, trong tự nhiên sẽ làm ra rất nhiều việc gọi là tổn người lợi mình, vậy thì xã hội đó còn có thể sinh tồn hay sao?
Hiện tại chúng ta ở trên địa cầu này, các đồng tu có kỳ nghỉ đều ưa thích đi ra nước ngoài du lịch. Các vị đi qua rất nhiều nơi, trở về vẫn là thấy Singapore tốt. Tôi hỏi qua rất nhiều người, họ đều nói có cảm giác này. Singapore tốt ở chỗ nào vậy? Người dân tuân thủ pháp luật, trải qua ngày tháng có qui củ, làm việc có qui củ. Loại tinh thần này, loại thói quen đời sống này từ nhỏ bạn đã bồi dưỡng thành. Hay nói cách khác, giáo dục của Singapore còn có chút mùi vị tình người trong đó, so với ngày trước đã kém hơn rất nhiều, thế nhưng so với các khu vực quốc gia khác thì vẫn còn giữ lấy một phần tương đối. Điều này có một trách nhiệm gánh vác phụ giữa chính phủ đang xúc tiến, đang giáo dục nhân dân của họ biết được làm thế nào để trải qua ngày tháng, biết được làm thế nào để làm việc, biết được làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật, cho nên khu vực này tuy là rất nhỏ nhưng an định, tuy là cũng có chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau nhưng đôi bên có thể cùng hòa thuận chung sống. Việc này rất khó làm được.
Ngày nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia, trên từ người lãnh đạo, dưới đến quần chúng, đều hy vọng có một xã hội an định, một xã hội phồn vinh, một thế giới hòa bình. Ngày ngày đang ngưỡng vọng, ngày ngày đang mong cầu, nhưng có thể đạt được hay không? Vậy thì phải xem chúng ta có phải là đang xem trọng việc giáo dục nhân luân hay không. Trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta xem thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc là đa nguyên văn hóa, người vãng sanh đi đến nơi đó, bây giờ chúng ta đổi đi một danh từ, người di dân đến thế giới Tây Phương Cực Lạc không phân chủng tộc, không phân tôn giáo. Người từ mười phương thế giới di dân đến thế giới Cực Lạc,bối cảnh văn hoá khác nhau nhiều đến như vậy tại vì sao có thể cùng cư ngụ ở thế giới Tây Phương Cực Lạc an ổn vô sự, hòa thuận chung sống, trải qua đời sống chân thiện mỹ huệ, khiến người ngưỡng mộ? Xin nói với các vị, các vị tỉ mỉ xem qua kinh điển này từ đầu đến cuối, thế giới Tây Phương Cực Lạc không có tổ chức chính trị, không nghe nói có ai đó làm hoàng đế, ai đó làm tổng thống của thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng không xem thấy có bộ trưởng, trong kinh văn cũng không có nói với chúng ta ở bên đó có quân đội, có cảnh sát, thảy đều không có. Bạn xem, đời sống trải qua được tốt đến như vậy. Do đây có thể biết, đây không phải là vấn đề của chính trị, cũng không phải là vấn đề quân sự, kinh tế khoa học bên đó cũng không có, đều không hề nhắc đến, thế nhưng nhắc đến một việc vô cùng quan trọng, việc gì vậy? Giáo học. A Di Đà Phật cùng chư đại Bồ Tát ngày ngày giảng kinh nói pháp, giáo hóa chúng sanh, tất cả những người di dân đến bên đó ngày ngày học tập với Phật A Di Đà, học tập với các đại Bồ Tát, đời sống vui tươi không gì bằng. Chúng ta quay đầu nhìn lại, trên kinh Hoa Nghiêm, thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật cùng thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật không hề khác nhau, chúng ta mới chân thật giác ngộ được, trong các cõi nước chư Phật chỉ làm một sự việc, dùng lời hiện tại của chúng ta mà nói là làm tốt việc giáo dục. Giáo dục là gì? Giáo dục là đa nguyên văn hoá. Ở thế gian này của chúng ta chủng loại giáo dục rất nhiều, chúng ta đem sự việc này xem thành việc giáo dục xã hội đa nguyên văn hoá, mà ở trong cõi nước chư Phật chỉ có một sự việc như vậy, cho nên chúng ta gọi nó là giáo dục đa nguyên văn hóa là được rồi. Sự việc này làm được tốt rồi thì vấn đề gì cũng đều có thể giải quyết, người người đều xứng ý, người người đều vừa lòng. Nhất là thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở nơi này, chúng ta xem thấy lần báo cáo này Bồ Tát Pháp Tạng (48 nguyện này là báo cáo của Ngài) hoàn mỹ đến cùng cực. Đương nhiên chúng ta có thể tưởng tượng được, Tỳ kheo Pháp Tạng lúc đó ở ngay giảng đường của Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, đối diện với Thế Tôn, đối diện với đại chúng làm một cuộc báo cáo tường tận, mức độ tường tận đó có thể siêu vượt hơn so với chúng ta gấp trăm lần ngàn lần.
Chúng ta ở trước mặt Ngài học tập tình hình có thể thể hội được, thời gian Ngài học tập với lão sư của Ngài là ngàn ức tuổi, tu trì của Ngài năm kiếp, cho nên thời gian báo cáo của Ngài nhất định phải là rất dài lâu. Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu, đó chỉ là giới thiệu tinh hoa trong báo cáo, chỉ là mục lục của thiên báo cáo đó của Ngàimà thôi. Bốn mươi tám nguyện là mục lục, không phải nguyên văn, cho nên trong mục lục này, mỗi câu mỗi chữ đương nhiên hàm nhiếp vô lượng nghĩa, việc này chúng ta nhất định phải có thể lý giải.
(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 101)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *