Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Vì sao người ta khổ?

Vì sao người ta khổ?

Chúng ta đơn giản mà quan sát sẽ nhận ra rằng vì sao người ta khổ, giàu khổ, nghèo khổ, no khổ, đói khổ. Bởi vì người ta sống là để tâm buông theo những hoài niệm quá khứ, những mơ mộng tương lai, hoặc mãi mê lang thang, chìm đắm trong những đối tượng thuận nghịch bên ngoài, mà bỏ quên thực tại nơi chính mình, là chính vì Sống mà ko có chánh niệm. Chính vì không có chánh niệm nên mới đi đến tạp niệm, tà niệm, vọng tưởng,hoang tưởng và kết quả chắc chắn là rối loạn, căng thẳng và phân tán năng lực tinh thần bởi những cố gắng tìm tòi vô hiệu, những vấn đề triết lý viễn vong, nỗi quan hoài nhất định. Cho nên con người khốn khổ và luân hồi đủ cõi hết các cõi.

Rồi trong 1 kiếp chúng ta có duyên gặp được Phật Pháp, chúng học qua nghe qua liền cho đây là cứu cánh để giải trừ những tội lỗi của mình. Nói thêm 1 chút thực ra trong nhà Phật ko có danh từ tội lỗi, tội lỗi chỉ có trong tôn giáo, trong Phật giáo thì không có tội lỗi mà chỉ là khi bạn làm 1 hành động sai trái thì đó là do si mê mà tạo và trên tác động của nhân quả mà bị gặp lại các việc xấu xa tai hại về sau. Chúng ta hay vào chùa đọc kinh sám hôi, đây hiểu ra ko phải là hình thức như 1 sô các tôn giáo khác là rửa tội hay xin tôi để cho hết, mà chính là sám hối ăn năn với những sai trái của mình do vô thủy, tham, sân, si mà tạo nên từ đó khởi tâm diệt trừ mà ko tạo tác thêm các nghiệp bất thiện nữa về sau không bị đọa báo nữa tức là không bị trừng phạt tội lỗi giống các tôn giáo . còn trong tôn giáo, khi mối quan hệ là đấng toàn năng, Trời, Thần với người thì làm việc gì sai trái gọi là đắc tội sẽ bị trừng phạt.

Khi gặp Phật pháp rồi Chúng ta lại tu và mong cầu chứng đắc, từ đó lao vào tìm hiểu những phương pháp cao kỳ, lý luận siêu việt, triết học thâm sâu mà quên đi cái việc đơn giản nhất ta nên làm chính là tìm về lại chân tâm của mình,thành tâm trước, cần cù nhẫn nại rồi khiêm tốn chọn cho mình 1 Pháp môn phù hợp, thành tâm là dùng tâm chân thành để thọ học, học rồi thì nhẫn nại cần cù, khiếm tốn là ta học mà ko đề cao mình, ko tự đại, ko nên siêu việt ở đời này, cái đời này nó ngắn ngủi vô cùng lắm.

Vì vậy ngay khi được làm người,,phải nói rõ ràng ra rằng là chúng ta ngồi đây đã qua trăm ngàn kiếp mải may mới được làm thân con người, may mắn được làm thân người rồi… có tư duy rồi… lại may mắn thay gặp được phật pháp, lại phải nó rõ ra rằng trải qua trăn ngàn kiếp người rồi may mắn sao có kiếp này gặp ngay chánh pháp nhà phật…, liền nắm bắt thọ dụng. Nắm bắt thọ dụng 1 lúc 84 ngàn pháp môn được không, ko thể được. Nay lại thọ dụng pháp môn Niệm Phật lại phải nói rằng trải quan trăm ngàn kiếp rồi may ra 1 kiếp gặp được Pháp Phật lại may thay hội đủ Thiện Căn Phước Đức nhân duyên cộng thêm cả thiên thời và địa lợi mà gặp được pháp môn niệm phật A DI ĐÀ này liền tin tưởng và thọ dụng . Vậy khi các bạn đồng tu đi được đến đây rồi vấn đề còn lại là phải cố gắng nắm bắt tránh để ra sai sót, không để thói mòn mà luân chuyển, nắm chặt và hành trì. Ko cần hình thức,ko cần nghiên cứu các triết lý cao siêu, bởi 1 người nói pháp hay không bằng 1 người ngày đêm thành tâm tha thiết niệm Phật.

( Vô Lượng Thọ Giảng Giải . Chủ Giảng HT: Tịnh Không )

Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *