Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Thâm bát nhã ba la mật đa nghĩa là gì?

Đức Phật
Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba la mật đa ngài nhìn thấy năm uẩn đều là không.” Thâm bát nhã ba la mật đa nghĩa là gì?
Chính là “chỉ”. Trong kinh điển Đức Thế Tôn thường nói chúng ta phải thường xuyên ôn tập câu này, đừng quên: Chế tâm một chỗ chính là chỉ, nó khởi tác dụng chính là quán. Quán ở đây là gì? Không có gì không làm được.
Khi ngài Huệ Năng khai ngộ đã nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt.” Tất cả đều thuộc về tịch nhiên, đều thuộc về “chỉ”. “Vốn tự đầy đủ”, đầy đủ là chiếu theo bản năng. “Vốn không dao động” là thuộc về chỉ, “năng sanh vạn pháp” thuộc về quán. Trong năm câu ngài nói hai câu thuộc về “quán”, ba câu thuộc về “chỉ”, đây là tự tánh. Chúng ta nói nhìn thấu, buông bỏ. Buông bỏ chính là “chỉ”, nhìn thấu suốt là “quán”.
“Hựu vô minh tức minh, bất phục lưu động, cố danh vi chỉ”. Thế nào gọi là “vô minh tức minh”? Vô minh chỉ cần bất động thì đó chính là minh, động thì gọi là vô minh. Trong kinh Phật thường dùng nước để làm ví dụ. Nước nếu nhiễm ô thì nước này không sạch sẽ, nó bị nhiễm ô. Có gió thổi liền dậy sống, đây gọi là động. Nếu nước sạch, không có ô nhiễm, cũng không có gió, mặt nước bình lặng như gương, thì nước ở đây chính là “chỉ” gọi là “chỉ thuỷ”. Nó giống như mặt gương vậy. Cảnh giới bên ngoài đều chiếu vào đó một cách rõ ràng, đây gọi là “quán”.
“Lãng nhiên đại giác”, gọi là đại tịnh cũng được, “hô chi vi quán”, nó có thể khởi tác dụng quán chiếu. “Hựu Chỉ Quán Bổ Hành viết”, đây là thời khóa tu học quan trọng của Tông Thiên Thai. “Trung đạo tức pháp giới, pháp giới tức chỉ quán, chỉ quán bất nhị, cảnh trí minh nhất”. Ý nghĩa này rất sâu sắc. Trung đạo, trung đạo là gì? Trung quán chính là pháp giới, đúng vậy. Pháp giới chính là tất cả pháp. Trong tất cả pháp chúng ta dùng chân tâm để đối đãi, trong chân tâm không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước, nhất niệm bất sanh, đây là chân tâm. Nhất niệm bất sanh, thì chỉ và quán đều đầy đủ. Nhất niệm bất sanh là “chỉ”, tác dụng của “chỉ” là chiếu, chính là quán_quán chiếu.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba la mật đa ngài nhìn thấy năm uẩn đều là không.” Thâm bát nhã ba la mật đa nghĩa là gì? Chính là “chỉ”. Trong kinh điển Đức Thế Tôn thường nói chúng ta phải thường xuyên ôn tập câu này, đừng quên: Chế tâm một chỗ chính là chỉ, nó khởi tác dụng chính là quán. Quán ở đây là gì? Không có gì không làm được. Chúng ta thể hội được sâu sắc về tầm quan trọng trong câu nói này của Đức Thế Tôn, chúng ta làm thế nào để thực hiện? Chúng ta đem tâm dừng ở Phật A Di Đà, được vậy thì thật quá tuyệt vời. Vì sao vậy? Vì dừng tâm ở trên Phật A Di Đà, chẳng những tự tánh chúng ta dùng chánh đáng mà còn được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì_được hai loại lợi ích. Dừng ở một nơi là một loại lợi ích, dừng ở Phật A Di Đà thì được Phật A Di Đà gia trì. Đem vô lượng công đức của Phật A Di Đà chuyển thành công đức của chính mình. Điều này ở trước đã nói rất rõ ràng tường tận rồi.
Dừng ở Phật A Di Đà công đức thật không thể nghĩ bàn, chưa đến thế giới tây phương Cực Lạc đã được lợi ích. Tâm con người thế gian vì sao lại rất loạn? Họ cũng chế tâm một chỗ, nhưng họ chế tâm ở chỗ nào? Ở danh lợi, danh lợi là hai nơi. Trong danh lại có rất nhiều chỗ, trong lợi cũng có rất nhiều chỗ nên tâm họ là tán loạn, họ không phải thật sự chế tâm một chỗ. Tuyệt đại đa số người ở trong thời đại hiện nay đều để tâm vào việc kiếm tiền. Phương pháp kiếm tiền rất nhiều, họ đều nghĩ đến nên tâm rất loạn. Tiền có thể tìm được hay chăng? Đó là do số của họ, phước báo của họ. Nếu số có thì nhất định có thể kiếm được. Số không có thì cho dù có suy nghĩ bao nhiêu cách cũng không kiếm được, quý vị nghĩ xem có oan uổng chăng?
Số mạng có, hà tất phải nghĩ đến nó? Đến thời thì tự nhiên nó đến! Đây là thật không phải giả. Số mạng không có thì dù có nghĩ hết biện pháp cũng không kiếm được, đạo lý này không thể không hiểu. Dù sở hữu của cải nhiều cách mấy, địa vị cao cỡ nào, cũng chỉ có thể làm sung túc ngay trong đời này của chúng ta. Quý vị nghĩ mình có thể hưởng thụ được bao nhiêu năm? Sau khi mạng chung cũng không mang theo được điều gì, tất cả đều là giả, để tâm ở chỗ Phật A Di Đà đó mới là thật. Tương lai đến thế giới Cực Lạc_trong kinh này nói đều là giới thiệu thế giới tây phương Cực Lạc. Quý vị xem ở đó thù thắng biết bao, viên biết bao mãn, tất cả đều đạt được. Những gì có thể nghĩ ra đều đạt được, những thứ ta không thể ngờ cũng rất nhiều, đến đó mới hiểu được, chưa đến đó thì không biết được. Đức Phật cũng không nói, vì nói ra chúng ta cũng không hiểu được, cho nên vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc liền được đại tự tại, được đại viên mãn.
Trong Chỉ Quán nói rất hay, pháp giới chính là chỉ quán, chỉ quán bất nhị là một không phải hai. Thấu triệt gọi là quán, bất động nên gọi là chỉ, nó là một không phải hai. Tâm thanh tịnh là chỉ, tâm thanh tịnh sanh trí huệ đó là quán. Tâm bình đẳng là chỉ, tâm bình đẳng khởi tác dụng là quán. Vô duyên đại từ đồng thể đại bi thì tâm bình đẳng liền sanh khởi.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 368 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *