Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người hiện tại nói đến tu hành, chỉ biết lạy Phật, thắp hương, cúi đầu, đó là tu hành sao?

Người hiện tại nói đến tu hành, chỉ biết lạy Phật, thắp hương, cúi đầu, đó là tu hành sao?

Tu hành là thuật ngữ nhà Phật. Hành là hành vi. Hành vi chúng ta sai rồi, đem hành vi sai lầm tu sửa trở lại gọi là tu hành. Ý nghĩa này nên hiểu. Người hiện tại nói đến tu hành, chỉ biết lạy Phật, thắp hương, cúi đầu, đó là tu hành sao? Không phải. Những hình thức này không liên quan gì đến tu hành. Cho nên luân lạc, quí vị xem Phật Pháp là lời giáo huấn của Thánh hiền lại luân lạc thành tôn giáo, tôn giáo mê tín. Vì sao phải đốt hương? Vì sao phải cúi đầu? Họ không hiểu, không hiểu ý nghĩa, cho rằng người khác làm như vậy, tôi cũng làm như vậy, sai rồi. Nhất định phải hiểu cho rõ ràng, cho thấu đáo, cuộc sống của chúng ta mới bình thường được, cho nên như lý như pháp, đây gọi là bình thường. Hợp tình, hợp lý, hợp pháp, người học Phật thấy tượng Phật Bồ Tát phải lễ bái, lễ bái này ý nghĩa là gì? Không phải là cầu Phật Bồ Tát gia hộ, tượng xi măng gỗ khắc làm sao mà gia hộ quí vị? đây là biểu thị chúng ta tôn sư trọng đạo. Phật Bồ Tát là thầy giáo của chúng ta. Chúng ta gặp hình tượng của thầy giáo đều phải tôn trọng như vậy, hà huống là người thật! Người này là ai? Người này là thầy giáo của chúng ta. Phật, Bồ Tát là thầy giáo của chúng ta, đối với thầy giáo bình thường cung kính như vậy, đối với thầy giáo hiện tại quí vị có thể không cung kính sao? Có lý gì lại như vậy! đối với thầy giáo cung kính như vậy, đối với cha mẹ có thể không hiếu thuận được sao? Khởi được tác dụng này. Hình thức này có cần thiết không? Có cần thiết. Hình thức làm cho ai xem? Làm cho xã hội đại chúng xem. Bởi vì xã hội đại chúng hiện tại, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết tôn sư trọng đạo.

Chúng ta phải làm ra cho tốt để họ thấy, là ý nghĩa này, là thuộc về giáo hóa, là thuộc về phong tục tập quán thiện lương, là ý nghĩa này. Quí vị không thể làm sai. Phật dạy chúng ta là trong kinh điển. Ngày xưa, chúng ta không nói nhiều, là thế hệ trước, sáu mươi năm trước, tự viện am đường còn có người giảng kinh, nhưng đã không còn nhiều. Thêm một giáp nữa, 100 năm trước, tự viện am đường là trường học, giảng kinh dạy học là sự nghiệp của họ. Phật Giáo Trung Quốc biến thành tôn giáo, lịch sử tuyệt đối chưa vượt qua 300 năm. Trước đây thì sao? Trước đây là trường học. Giáo dục Phật giáo ngày xưa hoàng đế đích thân nắm bắt, cho nên kiến trúc tự viện có thể xây dựng như cung điện của hoàng cung. đây là hoàng đế đặc chuẩn. Hoàng đế cũng là đệ tử nhà Phật, tôn kính đối với thầy giáo. Cho nên tự viện có thể xây cung điện, thông thường thì không được, ngay cả nha môn của chính phủ cũng không được xây cung điện. Chỉ có chùa chiền mới có thể. đây là hoàng đế đề xướng giáo dục Phật đà, ngày ngày đang dạy người. Nếu như chúng ta không học kinh giáo, người xuất gia không học kinh giáo, tín đồ học Phật cũng không học kinh giáo vậy thì biến thành mê tín rồi.

Có người hỏi: Phật Giáo đối với xã hội có cống hiến gì? Chúng tôi nói không ra lời. Nó nếu như không có cống hiến gì, làm sao có thể truyền được đến hơn 2000 năm? Trong lịch sử Trung Quốc nói là truyền lại 3000 năm, làm sao có thể truyền lâu đến như vậy? Chắc chắn có cống hiến, nhất định có điều hay. Chúng ta từ trong lịch sử không ngừng hướng lên để nhìn, chúng ta sẽ nhìn thấy được, hơn nữa hiện tại thế hệ này không học nữa! đem Phật Giáo ra mà kiếm tiền, lừa dối tất cả thiện nam tín nữ thiện lương, lương tâm đâu rồi? Sao có thể làm như vậy?

Lúc chúng tôi còn trẻ, chưa từng nhìn thấy trong chùa có người giảng kinh, chỉ nghe hòa thượng tụng kinh, không nghe có người giảng kinh, cho nên đối với Phật Giáo không có cảm tình. Năm tôi 26 tuổi ở đài Loan, yêu thích triết học, tìm được một vị thầy giáo, cũng là đồng hương đồng Thành của tôi, tiên sinh Phương đông Mỹ, tôi học triết học với ông ấy, ông giảng cho tôi một bộ sách Triết Học Khái Luận, phần cuối cùng là Phật Kinh Triết Học, mới đem mặt mũi thực sự của Phật Giáo nói cho tôi biết. Tôi mới hoát nhiên đại ngộ. Thầy giới thiệu cho tôi: Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới. Kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học trên thế giới. Học Phật là sự hưởng thụ lớn nhất của đời người. đây đều là thầy giáo nói cho tôi. Quan niệm của tôi đã được thay đổi, thật không dễ dàng. Thầy còn nói với tôi: nếu như ông muốn học triết học kinh Phật thì học ở đâu? Học ở trong kinh điển. điều này trong chùa không có. Ông đến chùa tìm kinh sách. Thời đại đó trên thị trường không mua được kinh sách, chỉ có trong chùa chiền có. Cho nên nếu chúng tôi muốn đọc kinh, đến chùa để tìm đại tạng kinh.

Sau khi tra được đại tạng kinh mới cho mượn đem về. Tranh thủ lúc công việc rảnh rỗi để chép ra, đi chép kinh. Thời cận đại kỹ thuật in ấn phát triển, photo chế bản, hiện tại dùng kỹ thuật số in ấn càng thuận tiện, cho nên giá thành hạ xuống rất nhiều. Không có ai học, hiện tại chùa chiền không có ai học. Ngày xưa trong chùa toàn người xuất gia, mỗi mỗi đều là nhà đại học vấn, đều là tu dưỡng đạo đức, thật có học vấn. Quí vị có thể thỉnh giáo với họ. Hiện tại không có nữa, họ không học nữa. Chỉ có ở trong kinh điển, hạ công phu ở trong kinh điển. Chúng tôi học đã một giáp, 60 năm rồi, trong thời gian 60 năm này chúng tôi thấy những tình hình trong Phật Giáo, người học tập về kinh giáo càng ngày càng ít. điều này chúng tôi nhìn thấy rất buồn. Trình độ văn hóa trên thế giới so với thế kỷ trước thực sự gọi là “nhất lạc thiên trượng”.

Mấy năm trước tôi từng hai lần thăm viếng London, đi thăm học phủ cao nhất của họ, đại học Oxford, Cambridge, London, tôi đi thăm viếng tôi cảm thấy rất thất vọng, đây là trường đại học nổi tiếng nhất trên thế giới, xếp hạng trường học thứ nhất, thứ hai, nhưng trình độ đi xuống rồi, không giống như truyền thuyết trước đây nữa.

(Trích: Tịnh độ đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 152)

Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *